Đà Nẵng tập trung xử lý dứt điểm kiến nghị bức xúc của cử tri

Ngày 1.11, Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng tổ chức Chương trình "Hội đồng nhân dân với cử tri” lần thứ 6 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu UBND các quận, huyện trên địa bàn.

Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh đồng chủ trì chương trình.

Chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” là một trong những hình thức giám sát, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, qua 5 lần tổ chức thành công, Chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” đã trở thành diễn đàn được cử tri thành phố quan tâm, ủng hộ.

Qua chương trình, cử tri trực tiếp trao đổi, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị với các cấp chính quyền thành phố để kịp thời tiếp thu, xử lý; đồng thời để Thường trực, các Ban, các đại biểu HĐND thành phố giám sát việc triển khai thực hiện, nhất là những vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc.

Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: Tấn Tài

Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: Tấn Tài

Chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” lần thứ 6 tập trung vào chuyên đề về “trật tự, môi trường và mỹ quan đô thị” xoay quanh các vấn đề nổi cộm, bức xúc trong thực tiễn, như: tình trạng thiếu bãi đỗ xe, nhất là khu vực trung tâm dẫn đến việc đậu đỗ xe trên đường, trong các kiệt hẻm; việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh và đậu đỗ xe máy; tình trạng xe tải chở đất phóng nhanh vượt ẩu, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông...

Cử tri Huỳnh Tấn Hãn (phường Nam Dương, quận Hải Châu) phản ánh, thời gian qua, thành phố và các đơn vị liên quan đã nỗ lực trong việc đầu tư ngầm hóa mạng lưới cáp điện lực, viễn thông và chỉnh trang, bó gọn các bó cáp đi nổi một số tuyến đường góp phần tạo không gian thông thoáng, khang trang.

Tuy nhiên, tình trạng những bó dây điện, dây cáp viễn thông ngổn ngang, chằng chịt; nhất là các tuyến viễn thông cũ, không còn sử dụng nhưng chưa được phân loại, gắn thẻ, thu hồi tồn tại khá phổ biến trong kiệt, hẻm các khu dân cư và nhiều tuyến đường (Ông Ích Khiêm, Lê Lợi, Hoàng Diệu, Quang Trung, Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương…) gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân.

Một số ý kiến đề nghị, thành phố tăng cường các giải pháp bố trí, quản lý và khai thác nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố, nhất là các vị trí tập trung đông du khách như khu vực ven biển, các tuyến đường du lịch Bạch Đằng, Trần Phú… nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Cùng với đó, xử lý dứt điểm tình trạng quảng cáo rao vặt sai quy định tái xuất hiện nhiều và có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, cũng như một số trụ biển quảng cáo đã xuống cấp, không bảo đảm an toàn, nhất là trong mùa mưa bão sắp đến.

Theo cử tri Đỗ Cao Chung, (phường Thạc Gián, quận Thanh Khê), hiện nay, hành vi lang thang, xin ăn, xin ăn đang bị biến tướng và diễn ra phổ biến trên các tuyến đường trọng điểm của thành phố. Trong đó, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật bị lợi dụng bán hàng rong kết hợp xin ăn; bán hàng rong không đúng nơi quy định. Thành phố cần có giải pháp quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong phối hợp ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng này.

Chương trình “Hội đồng Nhân dân với cử tri” lần thứ 6 tập trung vào chuyên đề về trật tự, môi trường và mỹ quan đô thị. Ảnh: Tấn Tài

Chương trình “Hội đồng Nhân dân với cử tri” lần thứ 6 tập trung vào chuyên đề về trật tự, môi trường và mỹ quan đô thị. Ảnh: Tấn Tài

Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng ghi nhận, tiếp thu tất cả ý kiến, kiến nghị tâm huyết, sát với thực tiễn của cử tri thành phố. Qua đó, đề nghị UBND thành phố, các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, chỉ đạo giải quyết, trả lời cho cử tri biết và báo cáo kết quả về Thường trực HĐND thành phố để theo dõi, giám sát.

Trong đó, cần tập trung tăng cường công tác tuần tra, xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, đậu đỗ xe các tuyến đường kiệt, hẻm đã có biển cấm, đặt để vật cản dưới lòng đường. Sớm rà soát, triển khai các giải pháp xử lý các vướng mắc, bất cập để nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác các bãi đỗ xe đã được đầu tư trong thời gian qua.

“Về lâu dài, cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, xử lý các bất cập, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe đã được quy hoạch, xác định vị trí, nhất là công tác đấu giá kêu gọi đầu tư bãi đỗ xe; có kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện hiệu quả đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh”, Chủ tịch HĐND thành phố nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng cũng lưu ý các ngành chức năng cần tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24.6.2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy; yêu cầu các chủ cơ sở, hộ gia đình phải cam kết, có lộ trình thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy chữa cháy, khắc phục các tồn tại, vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy.

Tại chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn đã có báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND thành phố về việc thực hiện kết luận tại Chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” lần thứ 5; giải quyết các kiến nghị của cử tri còn tồn đọng từ đầu nhiệm kỳ đến nay; các nội dung liên quan đến chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND thành phố về giải quyết các kiến nghị của cử tri còn tồn đọng từ đầu nhiệm kỳ. Ảnh: Tấn Tài

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND thành phố về giải quyết các kiến nghị của cử tri còn tồn đọng từ đầu nhiệm kỳ. Ảnh: Tấn Tài

Trong đó, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố nhấn mạnh, qua giám sát vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Cụ thể như: việc kêu gọi đầu tư trong triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 còn chậm; quỹ nhà ở xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, giá bán nhà ở xã hội còn cao nên hộ nghèo khó tiếp cận; chính sách phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông vào học nghề chưa đủ mạnh để tác động làm chuyển biến nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học nghề…

Về kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri còn tồn đọng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND thành phố đã tổng hợp, phân loại, chuyển đến UBND thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền đối với 1.989 ý kiến, kiến nghị của cử tri. Qua theo dõi, giám sát, hầu hết các kiến nghị của cử tri đều được UBND thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện tập trung xử lý; trong đó có 1.895 kiến nghị đã được UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan cơ bản xử lý xong (chiếm tỷ lệ 95,27%); còn 94 kiến nghị đang trong quá trình giải quyết (chiếm tỷ lệ 4,73%).

Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Trà Vinh thông qua nghị quyết nghiên cứu xây dựng tuyến đường hành lang ven biển hơn 9.100 tỷ
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Trà Vinh thông qua nghị quyết nghiên cứu xây dựng tuyến đường hành lang ven biển hơn 9.100 tỷ

Chiều 1.11, tại Kỳ họp 18, HĐND tỉnh Trà Vinh đã thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư hơn 9.100 tỷ đồng; trong đó, vốn ODA hơn 6.700 tỷ, vốn đối ứng hơn 2.400 tỷ đồng.

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch
Diễn đàn

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch

Sáng 1.11, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ trì phiên giải trình.

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.

Khắc phục khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố
Chuyển động

Khắc phục khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố

Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Ba Vì về việc kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND của HĐND thành phố.

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm

Tiếp tục phát triển kinh tế biển Ninh Thuận theo 3 Khu vực đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung phát triển khu vực ven biển phía Bắc với chức năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm, đô thị du lịch, du lịch sinh thái gắn với khai thác hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; phát triển khu vực ven biển trung tâm gắn với khai thác quy hoạch và khai thác hiệu quả khu du lịch quốc gia Ninh Chữ gắn với động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Lạng Sơn: HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng về đất đai và phân bổ ngân sách
Hội đồng nhân dân

Lạng Sơn: HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng về đất đai và phân bổ ngân sách

Chiều nay, 30.10, HĐND tỉnh Lạng Sơn Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đoàn Thị Hậu; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đinh Hữu Học chủ toạ kỳ họp.

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách
Hội đồng nhân dân

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách

Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Diễn đàn

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến quan trọng, kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; tiềm năng du lịch biển được nhiều nhà đầu tư quan tâm; tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đạt kết quả tích cực, chuyển dịch theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường…

Bố trí vốn hiệu quả và chú trọng hậu kiểm đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bố trí vốn hiệu quả và chú trọng hậu kiểm đầu tư

Ngày 29.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Kho bạc Nhà nước thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, Cục Thống kê thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tặng bức ảnh thắng cảnh thác 50 (huyện Kbang) cho Thường trực HĐND tỉnh Salavan. Ảnh: Đ.T
Hội đồng nhân dân

Trao đổi kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa đoàn đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai và tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) vừa diễn ra, các đại biểu HĐND 2 tỉnh đã trao đổi nhiều kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển, gắn kết sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa 2 tỉnh Gia Lai-Salavan nói riêng và 2 nước Việt Nam - Lào nói chung.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay.
Đại biểu - Cử tri

Phúc đáp ngay những yêu cầu thực tiễn

Ngày 28.10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo dõi các diễn biến sôi nổi của phiên họp qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri, Nhân dân cả nước đánh giá rất cao quá trình làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm, khách quan của Quốc hội. Những kiến nghị thẳng thắn được đưa ra trong báo cáo giám sát đã khẳng định tinh thần chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và phúc đáp ngay đối với những vấn đề liên quan mật thiết với đời sống cử tri, Nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM
Đại biểu - Cử tri

Cần giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng lũng đoạn, thổi giá bất động sản

Sôi nổi, thẳng thắn, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản và nhà ở xã hội... là ý kiến đánh giá của đại diện cơ quan dân cử các địa phương dự thính phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 28.10 về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình
Chuyển động

Không để phát sinh vi phạm mới về trật tự xây dựng khu vực bãi sông

Giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, UBND quận tập trung phân loại, xác định rõ thời điểm vi phạm để phối hợp với các đơn vị để xử lý, kiên quyết không để phát sinh vi phạm mới.

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều
Diễn đàn

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều

Theo Ban Dân tộc HĐND tỉnh Đắk Lắk, quá trình giám sát cần đi sâu, tìm hiểu kỹ tình hình thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương; yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết. Bên cạnh tổ chức các cuộc làm việc chính thức, cần tăng cường sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: thảo luận nhóm, phỏng vấn, phát phiếu bảng hỏi, khảo sát thực tế … để có được thông tin đa dạng, nhiều chiều.

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.

Đoàn giám sát thực tế tại dự án tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 4B đến Quốc lộ 18
Chuyển động

Kỹ lưỡng trong quy hoạch, phê duyệt dự án đầu tư công

Làm việc với UBND huyện Tiên Yên về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn, Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh đề nghị, huyện tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, thận trọng trong công tác xây dựng quy hoạch dự án, phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nguồn vốn đã tạm ứng; đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thi công các dự án, bảo đảm giải ngân nguồn vốn theo quy định.