Đà Nẵng: HĐND thành phố sẽ quyết nghị 16 nội dung triển khai Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội

Tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND TP. Đà Nẵng xem xét, thông qua các nghị quyết đối với 16 nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố để triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.

Ngày 11.12, HĐND TP. Đà Nẵng Khóa X đã khai mạc Kỳ họp thứ 21 để thảo luận, bàn bạc các giải pháp cụ thể, khả thi nhằm triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2025.

Dự kỳ họp, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Nguyễn Văn Quảng; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh; Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lê Văn Trung.

dn-01.jpg
HĐND TP. Đà Nẵng khai mạc Kỳ họp thứ 21

Tại kỳ họp này, HĐND thành phố Đà Nẵng thảo luận, bàn bạc, quyết định các vấn đề quan trọng địa phương với việc xem xét, cho ý kiến 158 tài liệu để ban hành các quy định, chính sách, giải pháp trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo đời sống của người dân thành phố.

Đặc biệt, HĐND thành phố sẽ tập trung xem xét, cho ý kiến, thông qua các nghị quyết đối với 16 nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố để triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội. Đồng thời, xem xét, cho ý kiến về dự toán thu, chi ngân sách và kế hoạch đầu tư công năm 2025 và một số chính sách an sinh xã hội quan trọng.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng cho biết, trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với nhiều cách làm quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, thành phố tiếp tục đạt được nhiều kết quả trên các mặt.

Kinh tế thành phố tăng trưởng 7,51% so với cùng kỳ, quý sau tăng trưởng cao hơn quý trước; xếp vị trí thứ 2 trong 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu tăng trưởng khá, nhất là lĩnh vực dịch vụ, du lịch; số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bứt phá với 7,69% so với cùng kỳ; thu ngân sách ước vượt 33,3% dự toán và bằng 119,9% so với cùng kỳ.

Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ tịch HĐND thành phố cũng nêu rõ một số mặt hạn chế. Trong đó, về kinh tế có sự tăng trưởng nhưng một số chỉ tiêu quan trọng chưa đạt như nghị quyết HĐND đề ra; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục tụt hạng; đền bù, giải tỏa, bàn giao mặt bằng ở một số địa phương còn chậm.

dn-02.jpg
Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng phát biểu tại kỳ họp

Một số công trình, dự án động lực, trọng điểm và giải ngân vốn đầu tư công chưa đảm bảo tiến độ đề ra, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội và tốc độ tăng trưởng của thành phố. Công tác quản lý trật tự đô thị còn một số bất cập; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số bệnh viện, cơ sở y tế vẫn xảy ra.

Theo Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng, chủ đề năm 2025 được Thành ủy xác định là: “Năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy gắn với cắt giảm thủ tục hành chính, triển khai hiệu quả tổ chức chính quyền đô thị và các cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế”, với đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, linh hoạt, kịp thời, để thúc đẩy phát triển; phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để hoàn thành mục tiêu chung của thành phố, tạo nền tảng cho sự phát triển trong giai đoạn 2025-2030.

Do đó, yêu cầu đặt ra của kỳ họp là phải bám sát pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nghị quyết của Thành ủy, đồng thời xem xét báo cáo của UBND thành phố trình tại kỳ họp, tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình; chỉ ra những hạn chế, khó khăn, làm rõ nguyên nhân cả khách quan và chủ quan; đề ra các giải pháp cụ thể, khả thi để triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2025.

Trong đó, tập trung đi sâu phân tích, làm rõ nguyên nhân về sự tăng trưởng thấp của các quý đầu năm và tăng trưởng cao trong 2 quý cuối năm, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện tốt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP thành phố năm 2025 đề ra, tạo đà, làm nền tảng cho giai đoạn 2025-2030 và những năm tiếp theo;

Nghiên cứu, thảo luận, xác định các nguồn thu lớn và công tác chống thất thu ngân sách để đạt được chỉ tiêu tổng thu ngân sách nhà nước 2025, nhằm bảo đảm nguồn lực cho đầu tư và thực hiện các chương an sinh xã hội riêng có của thành phố; nhất là cần làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục 2 khoản thu (về tiền sử đất và thu từ hoạt động xuất khẩu) không đạt trong năm 2023 và 2024;

Thảo luận, phân tích nguyên nhân khách, chủ quan và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt tiến độ, kế hoạch đề ra; đồng thời có các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này thời gian đến.

Ngoài ra, HĐND thành phố Đà Nẵng cũng sẽ nghiên cứu, thảo luận, làm rõ những quan điểm, chủ trương mới của Trung ương phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn của thành phố, nhất là những cơ chế, chính sách đặc thù của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ mới ban hành cho thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất, xây dựng những mục tiêu, giải pháp lớn, đột phá cho phát triển thành phố trong giai đoạn mới, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh.

Hội đồng nhân dân

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
Diễn đàn

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Cả nước đã và đang tập trung cao triển khai quyết liệt các yêu cầu, nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trước những nhiệm vụ quan trọng này, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, ngành tập trung cao, nỗ lực tối đa thực hiện toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 13,6% theo chỉ đạo của Trung ương.

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động
Diễn đàn

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động

Với quyết tâm khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng tinh thần của Trung ương, hôm qua, 3.4, HĐND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) để kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng nguồn ngân sách nhà nước, thủ tục thu hút đầu tư đối với các dự án ngoài ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành.

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri
Diễn đàn

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri

Những năm gần đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang ngày càng khẳng định rõ nét vai trò là cầu nối tin cậy giữa Nhân dân và chính quyền. Bằng tinh thần quyết liệt, theo bám đến cùng, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đã và đang được xem xét, giải quyết một cách có trách nhiệm, linh hoạt. Đây cũng chính là nền tảng để HĐND tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò đại diện cho Nhân dân, nơi cử tri tin tưởng trao gửi nguyện vọng, tiếng nói của mình.

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân
Diễn đàn

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: đất nước muốn phát triển, muốn bứt phá phải sắp xếp, tinh gọn. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là những mục tiêu xuyên suốt Đảng ta đặt ra trong quá trình sáp nhập cấp xã. Từ chủ trương đến lấy ý kiến, thực hiện sáp nhập và vận hành, suy cho cùng chìa khóa là ở nơi dân.

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng
Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Phương án sắp xếp, sáp nhập cấp xã như thế nào hiện đang là mối quan tâm rất lớn từ dư luận, người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Dù phương án như thế nào chăng nữa thì “xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp” là mệnh lệnh, yêu cầu bắt buộc các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.