Đà Nẵng đặt mục tiêu vào "top ba" trung tâm vi mạch bán dẫn lớn nhất nước

Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, mở ra cho thành phố nhiều cơ hội để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.

Ngày 30.8, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức sự kiện "Ngày vi mạch bán dẫn Đà Nẵng năm 2024" với sự góp mặt của gần 500 đại biểu là doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Đây là lần đầu tiên sự kiện diễn ra tại Đà Nẵng và miền Trung nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, thu hút các doanh nghiệp quan tâm lựa chọn, quyết định đầu tư. Sự kiện cũng là diễn đàn để đại biểu trao đổi, thảo luận, đề xuất giải pháp, chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, hướng đến xây dựng thương hiệu Đà Nẵng - Trung tâm vi mạch bán dẫn khu vực miền Trung.

Đà Nẵng đặt mục tiêu vào
Nhiều biên bản hợp tác được ký kết trong “Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng 2024”

Phát biểu tại “Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng 2024”, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định, thành phố đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, với những chính sách vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Với những bước đi đầu tiên vững chắc đó, thành phố xác định yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất để thúc đẩy lĩnh vực vi mạch bán dẫn là trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng thể chế, kiến tạo môi trường pháp lý.

“Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước được trao cho chính sách này, tạo động lực để thu hút được nhà đầu tư. Thành phố muốn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Từ đó cụ thể hoá các quy định Quốc hội đã cho phép trong Nghị quyết 136 để thành phố ban hành các quy định đúng với nhu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định.

Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh quan điểm “hợp tác cùng thắng”, mong muốn doanh nghiệp, nhà đầu tư đáp ứng được những tiêu chí, cũng như cam kết về vốn và chuyển giao công nghệ.

Đồng thời, thành phố cũng cam kết đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có những hạ tầng chiến lược như cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, đẩy nhanh hình thành Khu Thương mại tự do để phục vụ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn… Ngoài ra, Đà Nẵng cũng sẽ chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng làm việc trên toàn cầu; yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại trong phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn… 

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cho biết, thành phố có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp này với nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và giao thông thuận lợi. Đặc biệt, thành phố nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ để tạo lập hành lang pháp lý và cơ chế ưu đãi hỗ trợ đầu tư đặc thù phát triển ngành vi mạch bán dẫn.

Những lợi thế này đã tạo thuận lợi để Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn, như mục tiêu đề ra tại Kết luận số 79-KL/TW ngày 13.5/.2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ tịch TP. Đà Nẵng thông tin: từ cuối năm 2023, thành phố nhanh chóng đón bắt thời cơ để tiếp cận nhà đầu tư, quảng bá môi trường và cơ hội đầu tư cũng như triển khai đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Synopsys, Marvell đã có mặt tại Đà Nẵng; Nvidia, Qualcom, Intel... đã đến khảo sát cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng và đang có kế hoạch hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố.

Đà Nẵng đặt mục tiêu vào
Đà Nẵng sẽ triển khai hàng loạt các chính sách thu hút đầu tư, xây dựng hệ sinh thái vi mạch bán dẫn

Nhấn mạnh mục tiêu “đi đầu, đi nhanh” trong phát triển nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn tại Việt Nam để đón sóng đầu tư, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển ngành vi mạch bán dẫn; thiết lập môi trường đầu tư thông thoáng với cơ chế hỗ trợ, chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp, tạo cơ hội đầu tư nhanh và hiệu quả cho nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Sự kiện “Ngày vi mạch bán dẫn Đà Nẵng năm 2024” bao gồm Hội nghị xúc tiến đầu tư vi mạch bán dẫn và Hội nghị kết nối cung cầu nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vi mạch bán dẫn diễn ra phiên tọa đàm, trao đổi về các tiềm năng, lợi thế của thành phố trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và các giải pháp cần triển khai nhằm khai thác tối đa các thế mạnh sẵn có.

Tại Hội nghị kết nối cung cầu nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn Đà Nẵng, các đại biểu trao đổi, thảo luận về về xu hướng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực của các chương trình đào tạo hiện hành. Đồng thời đề xuất các định hướng phối hợp ba nhà (Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp) trong kết nối cung cầu nhân lực và phát triển nguồn nhân lực bán dẫn đạt tiêu chuẩn tại TP. Đà Nẵng.

Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.