Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Tác giả cuốn sách là Salman Khan - người sáng lập Khan Academy, nền tảng giáo dục tiên tiến có trụ sở tại Mỹ và được tài trợ từ các tỷ phú như Bill Gates, Elon Musk, cùng các công ty lớn như Google... Hiện nay, Khan Academy đã có hơn 150 triệu người dùng và được sử dụng tại 193 quốc gia.

465676431-122230958498018911-3557490485749663368-n.jpg
“Nền giáo dục mới can đảm” do Omega+ và NXB Dân trí ấn hành tại Việt Nam

Dù chúng ta có muốn hay không, cuộc cách mạng AI đang đến với giáo dục. Trong “Nền giáo dục mới can đảm - AI sẽ tạo nên cuộc cách mạng giáo dục như thế nào (Và tại sao điều đó lại tốt đẹp?)”, Salman Khan đã khám phá cách AI và công nghệ GPT sẽ chuyển đổi việc học và đưa ra một bản đồ chỉ đường cho giáo viên, phụ huynh và học sinh để điều hướng thế giới mới đầy hứng khởi (và đôi khi đáng sợ) này.

Là một nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ giáo dục, Khan phân tích sâu sắc các công cụ tiên tiến này và cách chúng sẽ cách mạng hóa việc chúng ta học và giảng dạy. Đối với các bậc phụ huynh lo lắng về thành công của con mình, Khan minh họa cách AI có thể cá nhân hóa việc học bằng cách thích ứng với tốc độ và phong cách riêng của từng học sinh, nhận diện điểm mạnh và điểm cần cải thiện, đồng thời cung cấp hỗ trợ và phản hồi phù hợp để bổ sung cho giáo dục truyền thống.

Khan nhấn mạnh rằng, việc áp dụng AI trong giáo dục không nhằm thay thế tương tác con người mà là tăng cường nó thông qua các công cụ học tập tùy chỉnh và dễ tiếp cận, khuyến khích kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo và chuẩn bị cho học sinh bước vào một thế giới ngày càng số hóa.

Nhưng “Nền giáo dục mới can đảm” không chỉ nói về công nghệ mà là những ý nghĩa sâu xa của công nghệ này đối với xã hội và tác động thực tiễn đối với các nhà quản lý, cố vấn hướng nghiệp và người tuyển dụng, những người có thể khai thác sức mạnh của AI trong giáo dục và nơi làm việc.

Khan cũng đi sâu vào các khía cạnh đạo đức và xã hội của AI và các mô hình ngôn ngữ lớn, mang đến những cái nhìn sâu sắc về cách chúng ta có thể sử dụng những công cụ này để xây dựng một hệ thống giáo dục dễ tiếp cận hơn cho học sinh trên toàn thế giới.

Nhân dịp phát hành cuốn sách "Nền giáo dục mới can đảm - AI sẽ tạo nên cuộc cách mạng giáo dục như thế nào (Và tại sao điều đó lại tốt đẹp?)" của tác giả Salman Khan - người sáng lập Khan Academy, Omega+ phối hợp cùng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Khan Academy tổ chức tọa đàm cùng chủ đề vào 16 giờ, ngày 12.11, tại Hội trường Sunwah, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

nen-giao-duc-can-dam1.jpg

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: PGS.TS. Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Đỗ Ngọc Minh, Khan Academy Vietnam; TS. Đặng Trần Thái, Công ty Cổ phần Vin Bigdata; TS. Ngô Di Lân - Học viện Ngoại giao. GS.TSKH. Hồ Tú Bảo - Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) sẽ điều phối tọa đàm.

Tọa đàm không chỉ là dịp để tìm hiểu cách AI đang và sẽ làm thay đổi nền giáo dục, mà còn là cơ hội để trao đổi về tác động đạo đức và xã hội của AI, đồng thời trả lời câu hỏi: "Liệu AI có thể thay thế những người làm giáo dục hay không?"

Đặc biệt, trong chương trình sự kiện, các độc giả sẽ được giới thiệu và trải nghiệm trực tiếp với phần mềm Khanmigo - trợ lý học tập AI tiên tiến từ Khan Academy, mở ra góc nhìn thực tế về cách công nghệ AI có thể hỗ trợ việc học tập và giảng dạy.

Giáo dục

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; phấn đấu có 40% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng.

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.