Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: Sáng tạo dữ liệu phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Chiều 29.7, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết, nhằm tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp/sản phẩm công nghệ thông tin từ các tài năng trẻ nhằm phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, C06 đã phối hợp với Ban Khoa giáo - Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data For Life 2024).

Sáng tạo dữ liệu phục vụ chuyển đổi số quốc gia từ cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 -0
Bộ Công an phát động cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024

Cuộc thi nhằm tuyên truyền và cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan đến các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp trên toàn quốc, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai Đề án số 06, Chỉ thị số 04 và các quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, cổ vũ ý tưởng sáng tạo khai thác dữ liệu hiệu quả để hình thành các sản phẩm, giải pháp, và dịch vụ công nghệ thiết thực phục vụ 3 trụ cột: Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số. Qua cuộc thi tìm ra các ý tưởng, sản phẩm để xây dựng, phát triển thành các sản phẩm hoàn thiện, hình thành các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với chủ đề “Sáng tạo dữ liệu phục vụ chuyển đổi số quốc gia”. Thông qua cuộc thi nhằm hình thành hệ sinh thái thúc đẩy chia sẻ dữ liệu, ý tưởng và giải pháp khai thác dữ liệu nhằm đẩy mạnh tiến trình Chuyển đổi số quốc gia.

Đối tượng tham gia, bao gồm công dân Việt Nam và công dân đến từ các quốc gia khác. Thời gian tổ chức cuộc thi từ ngày 30.9 đến 26.11.2024.

Cách thức tham gia cuộc thi: Ban tổ chức cung cấp các bộ dữ liệu (từ các nguồn hợp pháp, công khai), chẳng hạn bộ dữ liệu giả lập về dân cư; các bộ dữ liệu về an toàn giao thông; dữ liệu hành trình và hành vi lái xe; thông tin giao dịch cho thuê nhà, mua bán căn hộ; thông tin về sinh viên...; đồng thời gợi ý các định hướng sản phẩm (không giới hạn ý tưởng sáng tạo).

Các đội thi đề xuất ý tưởng sản phẩm và nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu. Các đội lần lượt vượt qua 4 vòng thi: vòng hồ sơ, vòng sơ khảo, vòng chung khảo và vòng chung kết.

Ban Tổ chức sẽ cung cấp một danh sách các chuyên gia (mentors) để hỗ trợ các đội thi lên ý tưởng và triển khai sản phẩm.

Cơ cấu giá trị giải thưởng (dự kiến): 390.000.000đ. Trong đó, 1 giải Nhất trị giá 300.000.000 đồng; 1 giải Nhì trị giá 50.000.000 đồng; 1 giải Ba trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải khuyến khích trị giá 10.000.000 đồng.

Các sản phẩm đoạt giải sẽ được nhận được Giấy chứng nhận đạt giải của Ban Tổ chức chương trình; đồng thời được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo - Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trước đó, ngày 19.7, C06 đã chính thức phát động cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống năm 2024. Theo đó, điểm mới của cuộc thi năm nay là phạm vi tham gia mở rộng đối với công dân ở nước ngoài. Các doanh nghiệp sẽ tham gia ra đề để các ứng viên và đội thi sáng tạo, đề xuất giải pháp.

 Phó Cục trưởng C06, Bộ Công an, Đại tá Vũ Văn Tấn cho biết: việc triển khai đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án số 06) là nội dung quan trọng, đột phá để thực hiện chiến lược, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Việc xây dựng thành công hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là bước tiến trong tiến trình đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, là sự kiện quan trọng góp phần khẳng định những nỗ lực trong tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử
Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.