Cuộc cách mạng đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

anh-emagazine-1-19.png

Cuộc cách mạng đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

_____________________________________

Phạm Đại Dương

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

Sau 40 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Đó là nền tảng quan trọng, cùng với cơ hội của thời đại để đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc dưới lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm - kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bài học kinh nghiệm từ những "con hổ" Đông Á

Lịch sử phát triển thế giới đã chứng minh vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và công nghệ trong khát vọng vươn mình của mỗi dân tộc. Hàn Quốc có lẽ là một trong những quốc gia thành công nhất, trở thành một cường quốc công nghệ và kinh tế toàn cầu.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương

Chìa khóa thành công của Hàn Quốc chính là tập trung vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chiến lược sáng tạo quốc gia của Hàn Quốc đã tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, kết hợp giữa chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, hợp tác công tư, đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổng chi cho nghiên cứu và phát triển của Hàn Quốc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm GDP thì Hàn Quốc còn cao hơn cả Mỹ, Nhật Bản, chỉ đứng sau Isreal với 4,96% GDP. Chiến lược sáng tạo quốc gia được triển khai từ 2013 đã đưa Hàn Quốc liên tục tăng hạng trong đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo - GII, từ vị trí thứ 18 năm 2013 lên vị trí thứ 6 năm 2024. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP Hàn Quốc năm 1960 chỉ gần 4 tỷ USD, nhưng năm 2024, GDP Hàn Quốc đạt 1.665 tỷ USD, tăng 416 lần.

Một quốc gia Đông Á khác thành công trong vươn mình dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là Trung Quốc. Năm 2016, Trung Quốc ban hành “Chiến lược quốc gia về phát triển dựa trên đổi mới” với mục tiêu đưa Trung Quốc thành một cường quốc về khoa học và công nghệ, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Chiến lược này nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế và đặt ra các mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về đổi mới vào năm 2035.

Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất.


Tổng Bí thư TÔ LÂM

Từ khi triển khai chiến lược, nền kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là kinh tế số đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Giá trị gia tăng của lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tăng từ 16.980 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2.370 tỷ USD) vào năm 2012 lên 31.400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4.370 tỷ USD) vào năm 2021, chiếm gần 30% tổng giá trị toàn cầu, tăng từ 22,5%. Theo ước tính tại Hội nghị Kinh tế số toàn cầu năm 2023, quy mô nền kinh tế số của Trung Quốc đã tăng lên 50,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 6,96 nghìn tỷ USD) vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng hai con số hằng năm là 14,2% kể từ năm 2016. Tỷ trọng của kinh tế số trong GDP của Trung Quốc tăng lên 41,5% vào năm 2022 và tốc độ tăng trưởng của kinh tế số trong thời gian này cao hơn khoảng 10% so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Chỉ số GII của Trung Quốc cũng liên tục tăng, nếu năm 2012, Trung Quốc đứng thứ 34 thì năm 2024, chỉ số GII của Trung Quốc đứng thứ 11.

tl2.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương tham quan Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Tuy Hòa

Cuộc cách mạng để đất nước phát triển bứt phá

Đảng ta luôn xác định, cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Do đó, nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách đã được ban hành nhằm thúc đẩy phát triển của khoa học, công nghệ, và sau này là bao gồm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chưa đạt được nhiều kết quả kỳ vọng.

Với vai trò đặc biệt quan trọng của phát triển khoa học, công nghệ với sự phát triển quốc gia, để có thể vươn mình, chúng ta bắt buộc phải cách mạng, như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Chúng ta phải đổi mới tư duy, phải tháo gỡ các điểm nghẽn, kiến tạo để thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Ngày 22.12.2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Với 5 quan điểm, 5 nhóm mục tiêu cụ thể đến 2030 và 7 nhóm giải pháp, Nghị quyết thể hiện tầm nhìn, chiến lược phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thành động lực hiện thực hóa khát vọng vươn mình của dân tộc: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới".

Nghị quyết là sự quyết tâm của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, và theo đó là của cả hệ thống chính trị. Việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Trưởng Ban là sự cam kết, sự quyết tâm lớn nhất, mạnh mẽ nhất. "Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng". Đồng thời, Nghị quyết giải quyết những vấn đề then chốt, những mong mỏi của giới trí thức, nhà khoa học - đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, doanh nghiệp và Nhân dân.

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết đã thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong phát triển khoa học và công nghệ: Chuyển đổi tư duy từ quản lý khoa học và công nghệ sang quản trị khoa học và công nghệ. Quan điểm này đã giải quyết rất nhiều hạn chế lâu nay trong việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chúng ta chấp nhận cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra. Thực tiễn luôn biến đổi không ngừng, và luôn đặt ra những vấn đề mới. Sáng tạo, khoa học, công nghệ chính là giải quyết những vấn đề mới đó, và đôi khi, dẫn dắt các vấn đề mới phát sinh. ChatGPT, Gemini... chính là những ví dụ điển hình của khoa học, công nghệ dẫn dắt các vấn đề mới phát sinh của thực tiễn.

Nhưng quản lý nhà nước thì thường không kịp thời với các thực tiễn mới đặt ra. Do đó, chấp nhận cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, việc cho phép thí điểm để giải quyết những vấn đề mới phát sinh sẽ giúp tăng cường quản trị đất nước, nhưng quan trọng hơn, sẽ tạo nền tảng, hành lang pháp lý để khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Chúng ta chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là nội dung không mới trong các nước phát triển, nhưng lần đầu tiên chúng ta chấp nhận việc này. Điều này sẽ khai phóng tư duy, đưa những ý tưởng mới vào nghiên cứu, nhất là khi sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất, Nhân dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính. Nguồn lực Nhà nước thì hữu hạn, nhưng nguồn lực, nhất là nguồn lực tư duy, nguồn lực sáng tạo, nguồn lực khát vọng và đam mê trong xã hội thì vô cùng tận. Thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy, các sáng tạo, đột phá thường đến từ xã hội, và chỉ một phần đến từ đầu tư của Nhà nước. Nhà nước chỉ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các kết quả nghiên cứu đó. Việc chúng ta khơi thông nguồn lực xã hội trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo thành phong trào trong toàn xã hội sẽ là yếu tố quyết định thành công cho cuộc cách mạng này.

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của toàn Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ có những bước tiến mạnh mẽ, phát triển nhảy vọt, trở thành động lực chính để đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khoa học - Công nghệ

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Cách mạng công nghệ và kỷ nguyên chuyển mình, cất cánh

TS. Đoàn Duy Khương

Chiến lược công nghệ chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là động lực, là nguồn lực sản phẩm cơ bản quyết định sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng trong kỷ nguyên đất nước chuyển mình, cất cánh và sánh vai với các nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới.

Ảnh
Khoa học - Công nghệ

Cần coi Trung tâm dữ liệu quốc gia là công trình trọng điểm

“Muốn tự cường, tự chủ công nghệ và phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ lõi - căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, cần bảo đảm tự chủ, tự cường xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi giá trị công nghệ số. Chuỗi giá trị phần mềm và dịch vụ công nghệ số có công nghệ lõi thượng nguồn là trung tâm dữ liệu, do đó cần coi việc xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia như xây dựng một công trình trọng điểm quốc gia”, PGS.TS. HÀ QUANG THỤY, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ.

Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp
Khoa học

Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO14064-1:2018 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. Đây cũng là một trong những chứng nhận mà doanh nghiệp sản xuất cần đạt được khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là khu vực EU.

Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Triển lãm đổi mới sáng tạo về khoa học, công nghệ phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13.1 tại Văn phòng Quốc hội, trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức đã diễn ra hoạt động tham quan trải nghiệm triển lãm ứng dụng chuyển đổi số. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung

Phát biểu quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay, 13.1, khi trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” theo sự phân công của Bộ Chính trị.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý trình bày báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới

Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong thời gian qua tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý nêu rõ, chủ đề của Hội nghị chính là con đường để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Sự kiện nổi bật

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

*Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, chủ trì
Sáng nay, 13.1, tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Nhận diện thách thức, hợp sức hóa giải

PGS. TS Ngô Trí LongChuyên gia kinh tế

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) không chỉ là lộ trình mà còn là cam kết của Việt Nam trong hành trình hướng tới vị thế quốc gia vượt trội trên bản đồ công nghệ và đổi mới sáng tạo thế giới. Trong hành trình hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 57, không thể tránh khỏi những thách thức lớn. Nhận rõ các thách thức này sẽ giúp chúng ta định hướng các giải pháp cụ thể, hiệu quả.