10 năm thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ở Hà Nội

Cùng Thủ đô giữ thế "đầu tàu"

Hàng chục năm qua, những đồng vốn vi mô đã được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Nội kịp thời chuyển tải đến các đối tượng yếu thế trên địa bàn. Nguồn vốn tuy nhỏ nhưng lại là động lực, là nền tảng, là trụ đỡ cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách vượt lên chính mình, bước qua khó khăn; trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; là trung tâm đầu não chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước...

Tập hợp sức mạnh toàn xã hội

Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị 40) về tăng cường sự lãnh đạo đối với tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, với những kết quả đạt được sau hơn một thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một điểm sáng và là một trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội.

ntm-ha-noi.jpg
Tín dụng chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới Thủ đô hiện đại, tươi đẹp. Nguồn: ITN

Không dừng lại ở đó, NHCSXH với mô hình hoạt động đặc thù, được Ngân hàng Thế giới đánh giá là "đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam và là một trong những ngân hàng cung cấp tài chính vi mô lớn nhất châu Á, là một trong số ít các mô hình thành công và bền vững trên thế giới. Hành trình phát triển của NHCSXH mang lại những kinh nghiệm và bài học quý giá cho Chính phủ các nước đang phát triển khác", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đến cuối tháng 11 năm 2024, tổng nguồn vốn tại NHCSXH Hà Nội huy động và quản lý đạt 16.525 tỷ đồng, tăng 2.329 tỷ đồng so với đầu năm. Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng của Chi nhánh đạt 16.483 tỷ đồng, tăng 2.322 tỷ đồng so với đầu năm.

Trên thực tế, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, giảm nghèo từ 14,2% năm 2011 xuống 2,93% cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Tại Thủ đô - một trong những địa phương đi đầu thực hiện Chỉ thị 40, nguồn vốn tín dụng chính sách được phủ sóng đến từng xã, phường; trao tận tay 1.031.013 lượt hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, học tập và sinh hoạt; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố xuống còn 0,03% thời điểm cuối năm 2023.

Tính riêng trong 11 tháng năm 2024, đã có trên 112 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Hà Nội được vay vốn tại NHCSXH; trong đó, có 20 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn; thu hút, tạo việc làm cho trên 84 nghìn lượt người lao động; hỗ trợ vốn cho trên 27 nghìn hộ gia đình xây dựng mới, cải tạo 54 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; giúp cho vay 54 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; 98 lượt khách hàng là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn; 600 lượt hộ nghèo, cận nghèo để xây dựng, sửa chữa nhà ở theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND của HĐND Thành phố và 60 khách hàng vay vốn để xây mới, sửa chữa nhà ở...

Tô đẹp thêm bức tranh ngàn năm văn hiến

Các chương trình tín dụng chính sách giải ngân qua NHCSXH thành phố đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, thực sự là công cụ, giải pháp đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, hạn chế tín dụng đen và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn.

Nhìn lại Thủ đô của chúng ta những năm gần đây sẽ thấy, sự đổi thay nhanh chóng, phát triển toàn diện và bền vững từ thành thị đến nông thôn. Những "mảng màu" đỏ tươi của những biệt thự nhà vườn liền kề, biểu trưng cho vùng ngoại ô trù phú hay màu xanh của những vùng sản xuất lớn...; và bên kia là san sát các nhà xưởng của các tập đoàn đa quốc gia đang đồng hành với Hà Nội phát triển.

Ngoài ra, nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô. Đó là những công trình giao thông hiện đại nhất của đất nước như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy... với hệ thống chiếu sáng được đầu tư đồng bộ, đêm đêm tỏa sáng lung linh soi bóng nước sông Hồng. Hay những con đường vành đai 1, 2, 3 và đường xuyên tâm, tuyến phố được nâng cấp, mở rộng như Võ Chí Công, Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Thăng Long... không chỉ tạo sự kết nối thuận tiện trong nội đô mà còn kết nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước; kết nối giữa người người khó khăn với người có điều kiện... và xóa nhòa khoảng cách thành thị - nông thôn.

Riêng đối với xây dựng nông thôn mới, Hà Nội tự hào là địa phương dẫn đầu của cả nước. Hiện nay, Hà Nội có 17 huyện, 1 thị xã và 5 quận còn sản xuất nông nghiệp, gồm có 383/579 xã, phường, thị trấn. Dân số khu vực nông thôn là 4,30 triệu người, chiếm 51% dân số thành phố. Tính đến tháng 9.2024, Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Hà Nội đã từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, gắn với khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, giúp nền sản xuất nông nghiệp của thành phố phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ước tính năm 2024 đạt gần 50% tổng giá trị nông nghiệp của toàn thành phố...

Có thể khẳng định, không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội có được bức tranh kinh tế - xã hội khởi sắc như hôm nay. Bên cạnh sự đồng lòng, đoàn kết của cả hệ thống chính trị và Nhân dân Thủ đô, sự vào cuộc của toàn xã hội, còn có sự chỉ đạo xuyên suốt trong các nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ thành phố. Trong đó, tín dụng chính sách với "kim chỉ nam" Chỉ thị 40 đã góp phần không nhỏ trong hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô "Văn hiến - văn minh - hiện đại".

Xã hội

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.

Dự kiến sẽ giảm 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương
Xã hội

Dự kiến sẽ giảm 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương

Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW) đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV sẽ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ. Sau khi tổ chức lại bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sẽ giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương, 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương.

Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 được tổ chức tại TP Phú Quốc, Kiên Giang
Đời sống

6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa công bố 6 sự kiện nổi bật trong năm 2024, trong đó ghi nhận những thành tựu quan trọng trong công tác quản lý hải quan; phản ánh nỗ lực không ngừng của ngành hải quan trong việc duy trì ổn định nền kinh tế, thúc đẩy thương mại quốc tế và bảo vệ an ninh quốc gia.

Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội

Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động của Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk được triển khai có hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhà giáo, người lao động được quan tâm chăm lo. Công đoàn ngành đã vận động quyên góp quỹ hỗ trợ đoàn viên, người lao động được hơn 500 triệu đồng.

Hiệu quả từ tín dụng chính sách
Đời sống

Hiệu quả từ tín dụng chính sách

Với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.

Điểm thu BHXH, BHYT thuộc Tổ chức dịch vụ thu Bưu điện tỉnh Bắc Kạn.
Xã hội

Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ

Với nỗ lực không ngừng thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bắc Kạn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người tham gia.