Chuối là một trong những nông sản chủ lực của tỉnh Đồng Nai với năng suất chuối trung bình khoảng 40 - 45 tấn/ha; sản lượng ước tính 450.000 tấn/năm, trong số này, hơn 80% là để xuất khẩu. Giống chuối được trồng phổ biến là giống chuối già Nam Mỹ, chuối Sứ, chuối Cau.
Theo ông Nguyễn Văn Cư, người gắn bó lâu năm với cây chuối cấy mô ở huyện Thống Nhất, cây chuối rất ưa nước không chịu được hạn nhưng cũng rất sợ úng. Vì vậy, nếu như trong mùa nắng, nhà vườn phải lo cung cấp đủ nước cho cây bằng việc tưới liên tục, sang mùa mưa, việc tưới nước này cũng phải duy trì theo sự sinh trưởng của cây, tránh để cây bị hạn cục bộ do mưa không đủ lượng.
Theo ông Nguyễn Văn Cư và các nhà vườn trồng chuối, vùng đất xã Gia Tân 1, nơi ông canh tác, địa thế cao không lo ngập úng vào mùa mưa, nhưng ông cũng không quá chủ quan, vì nếu mưa dầm kéo dài, không thoát nước tốt, vườn chuối sẽ dễ gặp phải tình trạng úng cục bộ dẫn đến việc rễ dễ bị tổn thương ảnh hưởng quá trình hút dinh dưỡng, từ đó có thể gây ra hiện tượng cây bị mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trái.
Vì vậy, bên cạnh các biện pháp chăm sóc ứng phó mùa mưa như trồng cây chắn gió, chằng chống tránh ngã đổ, thường xuyên thăm vườn để kịp thời khai rãnh tránh úng cho cây… thì việc cung cấp đủ dinh dưỡng, nhất là bón phân cho cây chuối khỏe, mập ngay từ đầu giữ vai trò rất quan trọng.
Theo các nhà khoa học, chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá khó. Theo đó, phù hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa, đất thoáng có thành phần cơ giới tốt và độ xốp cao. Chuối mọc bình thường trên đất có pH từ 4.5-8. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối.
Theo kết quả nghiên cứu, cả 3 nhóm đất phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ là đất đỏ bazan, đất xám, và đất đỏ vàng thường có chỉ số pH dưới 5. Trong khi, pH lí tưởng cho cây chuối phát triển thường là 6.0. Đây là một trong những yếu tố bất lợi cho cây chuối phát triển. Vì vậy, quá trình canh tác, bà con cần cải tạo đất thường xuyên bằng cách bón vôi, hay phân bón trung vi lượng Đầu Trâu Bio-Canxi để nâng cao chỉ số pH.
Các nhà khoa học khuyến cáo, để trồng chuối tốt thì hàm lượng chất hữu cơ trong đất phải đạt từ 3% trở lên. Vì vậy, bà con cần chú ý bồi dưỡng chất hữu cơ gồm hữu cơ hoai mục hay hữu cơ chế biến như phân hữu cơ Đầu Trâu HCMK7; kết hợp tưới phân bón hữu cơ Đầu Trâu Organic nutrigreen (đạm cá) vào các giai đoạn bón lót, thúc sau trồng 1-3 tháng sẽ giúp hạn chế nấm hại trong đất, giúp cây con nhanh ra đọt, cây sinh trưởng mạnh thân lá.
Về dinh dưỡng khoáng của đất, cây chuối có nhu cầu đạm và kali rất cao, giai đoạn trước khi trổ hoa (hay còn gọi là trổ quày/buồng), nhu cầu kali thậm chí cần gấp 3- 4 lần đạm ở giai đoạn sắp trổ quầy khoảng 1-1,5 tháng.
Đây cũng là giai đoạn quan trọng quyết định số quày làm nên năng suất của cây chuối về sau. Bà con nên sử dụng các sản phẩm phân bón có tỉ lệ NPK có bổ sung trung vi lượng phù hợp như Đầu Trâu AT3 14-10-17+TE hoặc Đầu Trâu nuôi trái 14-7-21+TE hay NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE sẽ giúp cây trổ thoát, buồng lớn (tăng số trái và số nải/buồng).
Sau khi ra hoa (trổ buồng) 1 tháng, bón phân Đầu trâu NPK 15-15-15; trước khi thu hoạch 1 tháng, bón NPK Đầu Trâu MK lớn trái giúp trái to, tăng độ ngọt, tăng năng suất và chất lượng trái. Riêng, với cây chuối làm nhiều vụ, ở giai đoạn trước khi thu hoạch 1 tháng sẽ cần bón phân cho cây con, để cây con phát triển tốt sau khi đã thu hoạch cây mẹ, bà con có thể bón phân bón hữu cơ Đầu Trâu HCMK7, lượng bón 1-2 kg/cây ngay ở giai đoạn này.
Đặc biệt, giai đoạn mùa mưa, cây chuối, nhất là chuối Nam Mỹ khả năng chịu úng rất kém. Vì vậy, sau mỗi cơn mưa lớn, bà con cần tìm cách thoát nước nhanh cho vườn. Những cây bị ngập, sau khi thoát nước xong, cần xới xáo quanh gốc để bộ rễ thông thoáng.