Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư số 06 của Ngân hàng Nhà nước có nội dung trái pháp luật, xem xét xử lý cơ quan, người tham mưu xây dựng, ban hành

Ngày 27.12, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp) vừa có kết luận kiểm tra Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28.6.2023 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/ΤΤ-ΝΗNN ngày 30.12.2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, kết luận nêu rõ, thực hiện thẩm quyền kiểm tra văn bản được Chính phủ giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã tiến hành kiểm tra Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28.6.2023 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30.12.2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư số 06 của Ngân hàng Nhà nước có nội dung trái pháp luật, cần xử lý cơ quan, người tham mưu ban hành -0
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật xác định có nội dung trái pháp luật tại Tại điểm c khoản 6 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) của Ngân hàng Nhà nước.

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14.5.2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31.12.2020), Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL kết luận kiểm tra đối với Thông tư số 06/2023/TT-NHNN như sau:

Nội dung trái pháp luật của Thông tư số 06/2023/ΤΤ-ΝΗΝΝ như sau:

Tại điểm c khoản 6 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) quy định quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay trong quy định nội bộ về cho vay của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu tổ chức tín dụng “phải có biện pháp phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay theo quy định của pháp luật, thỏa thuận của các bên tại thỏa thuận cho vay cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm”.

Tuy nhiên, pháp luật về biện pháp bảo đảm (Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19.3.2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ) chỉ quy định việc gửi tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp ký quỹ, không có biện pháp phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay như quy định nêu trên của Thông tư số 06/2023/TT- NHNN.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22.11.2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016 của Chính phủ) thì tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong 03 trường hợp: (i) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; (ii) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót; (iii) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Như vậy, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định biện pháp phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, cũng như hạn chế quyền lựa chọn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ dân sự giữa các bên liên quan.

Trước thực trạng nêu trên, Cục Kiểm tra văn bản QPPL kiến nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương xử lý các nội dung trái pháp luật tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN đã nêu tại Mục 1 Kết luận này; 2.2. Rà soát quá trình thực hiện Thông tư số 06/2023/TT-NHNN để có biện pháp khắc phục hậu quả do việc thực hiện các quy định trái pháp luật gây ra (nếu có); xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã tham mưu xây dựng, ban hành văn bản theo quy định tại Điều 134 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Thông báo kết quả xử lý văn bản cho Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Kết luận này theo quy định của Chính phủ.

Kinh tế

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp
Bất động sản

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp

Lịch sử phát triển của thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của quảng trường trong việc định hình phát triển đô thị, và sau là sự phát triển của bất động sản khu vực. Điều này đã đúng với Việt Nam khi có một dòng sản phẩm đang bắt đầu vươn lên chiếm lĩnh mang tên bất động sản quảng trường.

Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
Kinh tế

Các địa phương tăng cường thu hút đầu tư

Nắm bắt được những tiềm năng, cơ hội, trên cơ sở những chính sách chung của Trung ương, nhiều địa phương trên cả nước đã ưu tiên đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các địa phương tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các nhóm ngành chủ lực...

Hơn 30 doanh nghiệp tham dự Lễ khai mạc Khu gian hàng Việt Nam tại Triển lãm M-Tech Osaka 2024
Kinh tế

Để ngành cơ khí, chế tạo tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Các hoạt động giao thương, tìm hiểu sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ Triển lãm M-Tech Osaka diễn ra vừa qua được kỳ vọng đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển; đặc biệt, sẽ giúp ngành cơ khí chế tạo trong nước tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới
Kinh tế

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới

Hơn 2 thập kỷ trên thị trường đồ uống và gần 3 năm ra mắt phiên bản mới, Number 1 Soya Canxi vẫn duy trì sức hút nhất định đối với người tiêu dùng. Đặc biệt là người tiêu dùng là nữ giới mong muốn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách toàn diện giữa nhịp sống hiện đại. Để giữ vững điều này, thương hiệu đã tập trung đầu tư vào chất lượng nguyên liệu và phát triển công nghệ sản xuất.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải
Kinh tế

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải

Ngay khi sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau, chỉ cần quét mã QRcode nằm bên trong bao phân bón, bà con nông dân có cơ hội trúng xe máy Honda Blade, nhẫn vàng 1 chỉ 99,99 cùng hàng trăm nghìn thẻ nạp hấp dẫn nhiều mệnh giá. Đây là chương trình Mùa Vàng Thắng Lớn 2024 với tổng giá trị lên tới 21 tỷ đồng, triển khai tới hết 28.2.2025 trên toàn quốc.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.