Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn

Sáng 20.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trình bày nêu rõ, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết chỉ đạo thể chế hóa chủ trương đổi mới đối với lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn -0
 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; bảo đảm hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn -0
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật gồm 4 điều, sau khi sửa đổi, bổ sung, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có 6 chương và 66 điều (giảm 1 chương và giảm 5 điều so với Luật hiện hành).

Nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật tập trung vào các nhóm chính sách, như: bảo đảm thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng và triển khai đầy đủ các cam kết quốc tế về yêu cầu minh bạch hoá; thúc đẩy xã hội hoá hoạt động xây dựng, phổ biến và áp dụng tiêu chuẩn; tăng cường tính hiệu quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp...

Góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng

Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày cho biết, Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật.

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị cần tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Chỉ thị số 38-CT/TW để thể hiện trong dự thảo Luật. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi các quy định trong các Luật khác có liên quan; rà soát, đối chiếu dự thảo Luật với các luật, với các Luật vừa được Quốc hội thông qua hoặc các dự án Luật đang trình Quốc hội xem xét để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Về phạm vi sửa đổi, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của dự án Luật với 19 điều của 5 chương trên tổng số 71 điều được sửa đổi, bổ sung. Về cơ bản, các điều, khoản sửa đổi, bổ sung đã thể hiện đầy đủ nội dung của 6 nhóm chính sách; những nội dung cốt lõi của Luật hiện hành  vẫn được giữ nguyên; không thay đổi phạm vi điều chỉnh so với Luật hiện hành.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, sau 17 năm ban hành, cần nghiên cứu, rà soát để sửa đổi toàn diện Luật, bảo đảm phù hợp với quy mô nền kinh tế, tình hình thực tế, hệ thống pháp luật hiện hành và việc hội nhập sâu, tham gia nhiều FTA.

Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đồng thời, xây dựng khung pháp lý nhằm triển khai hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế phục vụ cho nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh, tham gia hội nhập vào các thị trường, vào các FTA.

Về chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn (Điều 7), theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, so với Luật hiện hành thì đây là quy định mới được sửa đổi, có tính đột phá. Ví dụ như ở khoản 1 về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật tạo điều kiện xây dựng thành tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm trọng điểm, ưu tiên chủ lực đặc thù của Việt Nam. Hoặc nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước ở khoản 3…

Tuy nhiên qua nghiên cứu, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nội hàm của các chính sách này chưa rõ. “Nếu quy định chỉ mang tính chất tuyên ngôn ở những chủ trương như thế này thì việc thực hiện sẽ rất khó khăn”. Nêu rõ điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và cụ thể hóa rõ những quy định về các chính sách mới.

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, tiêu chuẩn và quy chuẩn có liên thông chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và nhiều lĩnh vực khác. Cái gì cũng phải có quy chuẩn, tiêu chuẩn chung không chỉ trong phạm vi nội bộ địa phương, quốc gia mà phải xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn thế giới. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị, cần thể hiện rõ hơn quan điểm, chính sách của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế gắn với dự thảo Luật này.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, toàn bộ dự thảo Luật chỉ có 3 khoản thể hiện chính sách này nhưng cũng rất mờ nhạt. Vì vậy, cần cụ thể hóa hơn việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật hướng tới phù hợp với tiêu chuẩn chung, quy chuẩn chung của quốc tế, chú trọng một số quốc gia mà nước ta có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức thêm các hội thảo, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội vì Luật này có liên quan đến rất nhiều các đối tượng. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần cụ thể hóa tối đa trong Luật những nội dung đã được kiểm nghiệm và áp dụng ổn định trong thực tiễn, giảm thiểu việc giao Chính phủ, các bộ quy định.

Chính trị

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn. Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ Pháp ngữ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Lời Tòa soạn: Chiều 21.1, sau một ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành APF và Diễn đàn đã phát biểu bế mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Bế mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Bế mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững

Chiều nay, 21.1, tại TP. Cần Thơ, sau một ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Québec, Canada
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Québec, Canada

Chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất APF, Chủ tịch Quốc hội Québec (Canada) Nathalie Roy. 

Chủ tọa Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu”
Chính trị

Chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu: Hợp tác để khai thác tối đa các nguồn tài chính quốc tế

Với mong muốn Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra tại TP. Cần Thơ không chỉ là cơ hội để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm mà còn góp phần kết nối để thảo luận chính sách, pháp luật; qua đó thúc đẩy sự hợp tác, thu hút nguồn lực hỗ trợ cho ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 21.1, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp tại Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Lào Sommad Pholsena
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sommad Pholsena

Chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sommad Pholsena.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn Nghị sĩ Wallonie - Bruxelles
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn Nghị sĩ Wallonie - Bruxelles

Chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Phó Chủ tịch Liên minh nghị viện Pháp ngữ, nghị sĩ Nghị viện vùng Wallonie (Bỉ) Jean-Paul Wahl.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên thảo luận "Hợp tác giữa các nước Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững"

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra tại TP. Cần Thơ, sáng 21.1, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì phiên thảo luận "Hợp tác giữa các nước Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà lưu niệm Chủ tịch Hạ viện Maroc Rachid Talbi El Alami. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hạ viện Morocco

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hạ viện Morocco Rachid Talbi El Alami.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì gặp mặt các nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khu vực phía Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì gặp mặt các nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khu vực phía Nam

Sáng 21.1, tại TP. Hồ Chí Minh, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức gặp mặt các nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách các khóa và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Văn phòng Quốc hội đã nghỉ hưu tại khu vực phía Nam. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc gặp mặt.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Sáng 21.1, tại TP. Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Phó Chủ tịch thứ Nhất Quốc hội Cameroon Hilarion Etong.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng giám đốc Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Caroline St-Hilaire
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng giám đốc Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Caroline St-Hilaire

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, sáng 21.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng giám đốc Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) Caroline St-Hilaire.

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng
Chính trị

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Nhà giáo đã bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu sớm nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững

Sáng 21.1, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đề xuất và tổ chức nhân dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).

Khẳng định vai trò quan trọng của các nghị viện Pháp ngữ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu
Thời sự Quốc hội

Khẳng định vai trò quan trọng của các nghị viện Pháp ngữ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng khai mạc Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Sáng nay, Diễn đàn nghị viện Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững khai mạc tại Cần Thơ - Ảnh: Phạm Thắng
Thời sự Quốc hội

Sáng nay, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững khai mạc tại Cần Thơ

Sáng nay, 21.1, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức sẽ diễn ra tại TP. Cần Thơ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dự và có bài phát biểu quan trọng khai mạc Diễn đàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Séc, vào lúc 22h05 ngày 20.1 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF Davos 55) và các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 20 đến 23.1.2025 theo lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao Giải A cho các tác giả, nhóm tác giả
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí phải vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm với nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm với nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; báo chí viết về xây dựng Đảng cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử dẫn dắt dân tộc phát triển trong kỷ nguyên mới. 

Báo chí cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử
Sự kiện nổi bật

Báo chí cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử

Lời Tòa soạn: Tối 20.1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên “Búa liềm vàng” lần thứ IX – năm 2024.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: