Luật Tư pháp Người chưa thành niên

"Cú hích" trong cải cách tư pháp

Sau khi được Quốc hội thông qua ngày 30.11.2024, Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2026. Đây là bước tiến lớn trong hệ thống tư pháp Việt Nam, không chỉ giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của người chưa thành niên mà còn mở ra hướng đi mới trong xử lý các vụ án liên quan đến nhóm đối tượng này theo hướng nhân văn, giáo dục và tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, việc triển khai thực tiễn một cách hiệu quả cũng là bài toán đặt ra cho các cơ quan tư pháp trong thời gian tới.

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người chưa thành niên

Theo các chuyên gia, việc ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cải cách tư pháp của Việt Nam. Luật không chỉ khắc phục những bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành mà còn tạo ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất, chuyên biệt, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của người chưa thành niên trong quá trình tố tụng hình sự.

Giáo dục tại trường giáo dưỡng là một trong những biện pháp xử lý chuyển hướng. Nguồn: ITN
Giáo dục tại trường giáo dưỡng là một trong những biện pháp xử lý chuyển hướng. Nguồn: ITN

Trước khi Luật được thông qua, các quy định liên quan phân tán trong nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Trẻ em… Điều này khiến việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu nhất quán; một số quy định còn mang nặng tính trừng phạt hơn là giáo dục. Chính vì vậy, Luật Tư pháp người chưa thành niên ra đời góp phần xây dựng một hệ thống tư pháp thân thiện hơn, đặt lợi ích và tương lai của người chưa thành niên lên hàng đầu.

Một trong những điểm tiến bộ quan trọng của luật là việc thống nhất và chuyên biệt hóa hệ thống tư pháp dành riêng cho người chưa thành niên. Bên cạnh đó, Luật bổ sung 12 biện pháp xử lý chuyển hướng, trong đó có 7 biện pháp hoàn toàn mới. Thay vì áp dụng hình phạt nghiêm khắc, luật cho phép sử dụng các biện pháp giáo dục thay thế như giám sát tại cộng đồng, hòa giải giữa người vi phạm và bị hại, tham gia các chương trình phục hồi nhân cách. Điều giúp người chưa thành niên tránh được những tác động tiêu cực từ quá trình tố tụng hình sự, tạo điều kiện để họ sửa chữa lỗi lầm và tái hòa nhập cộng đồng.

Theo PGS.TS. Đỗ Thị Phượng (Đại học Luật Hà Nội), xử lý chuyển hướng là một bước tiến lớn trong tư pháp hình sự, không chỉ giúp người vi phạm mà còn có lợi cho cả nạn nhân, giúp khắc phục hậu quả và tạo cơ hội phát triển cho tất cả các bên liên quan. Luật cũng thiết lập một quy trình tố tụng thân thiện hơn, giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của người chưa thành niên. Cụ thể, thời gian điều tra, truy tố, xét xử ngắn hơn so với các vụ án hình sự thông thường. Việc lấy lời khai, đối chất, khám xét bảo đảm phù hợp với tâm lý và độ tuổi của người chưa thành niên, luôn có sự tham gia của người đại diện hoặc luật sư.

Luật yêu cầu bảo mật thông tin cá nhân của người chưa thành niên, không công khai danh tính hay hành vi phạm tội của họ trên các phương tiện truyền thông. Khi xét xử, người chưa thành niên không bị còng tay hay áp dụng các biện pháp cưỡng chế không cần thiết, bảo đảm tính nhân đạo và phù hợp với mục tiêu giáo dục. Đặc biệt, các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán xử lý các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phải được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học và khoa học giáo dục trẻ em để việc xét xử công bằng và mang tính giáo dục.

Chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực

Ngay sau khi Luật được thông qua, TANDTC đã tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm phổ biến và hướng dẫn thực thi đến hệ thống tòa án trên cả nước. Theo Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến, việc áp dụng Luật Tư pháp người chưa thành niên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ tất cả các cán bộ tư pháp, bởi đây là đạo luật có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực pháp lý như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Thi hành án Hình sự.

Tuy nhiên, việc áp dụng hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào nội dung của Luật mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực. Do đó, toàn bộ quá trình tố tụng đối với người chưa thành niên phải do các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán có chuyên môn về tâm lý học và khoa học giáo dục đảm nhiệm. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tư pháp.

Theo bà Hoàng Song Mai, Trưởng phòng Hình sự, Hành chính, Gia đình và Người chưa thành niên, TANDTC, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ tư pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Hệ thống Tòa án sẽ triển khai các chương trình tập huấn chuyên sâu để bảo đảm rằng, tất cả các cán bộ tư pháp đều hiểu rõ các quy định mới của Luật và có kỹ năng xử lý các vụ án liên quan đến người chưa thành niên theo đúng tinh thần nhân văn và giáo dục của Luật.

Một trong những bước quan trọng trong quá trình triển khai luật là việc xây dựng mô hình Tòa án Gia đình và Người chưa thành niên. Mô hình này sẽ được thí điểm tại một số địa phương trước khi nhân rộng trên toàn quốc. Theo đó, các phiên tòa xét xử người chưa thành niên sẽ được tổ chức trong phòng xử án thân thiện, không sử dụng còng tay hoặc các biện pháp cưỡng chế không cần thiết. Việc này giúp bảo đảm người chưa thành niên không bị tổn thương tâm lý khi tham gia tố tụng, đồng thời tạo ra một môi trường xét xử phù hợp với lứa tuổi của họ.

PGS.TS. Đỗ Thị Phượng, Trường Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh rằng, việc thí điểm các mô hình này là rất quan trọng, bởi hệ thống tư pháp thân thiện không chỉ bảo vệ người chưa thành niên mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ tái phạm bằng cách tập trung vào giáo dục. Việc áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng và phục hồi thay vì kết án hình sự sẽ giúp người chưa thành niên có cơ hội làm lại từ đầu và tránh bị đẩy vào con đường phạm tội lâu dài.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của TANDTC trong thời gian tới là làm việc với các cơ quan chức năng để thống nhất quy trình tố tụng, bảo đảm rằng tất cả các biện pháp xử lý người chưa thành niên đều phù hợp với mục tiêu giáo dục và tái hòa nhập cộng đồng. Theo các chuyên gia, việc triển khai đồng bộ và thực hiện nghiêm túc luật trong thời gian tới sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống tư pháp, mở ra một giai đoạn mới trong cách tiếp cận và xử lý các vụ án liên quan đến người chưa thành niên.

Xã hội

Giám đốc BHXH Khu vực I (Hà Nội) Nguyễn Ngọc Huyến phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Công bố Quyết định công tác cán bộ Bảo hiểm xã hội Khu vực I

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Theo đó, BHXH Khu vực I địa bàn quản lý thành phố Hà Nội, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức của BHXH Khu vực I được tổ chức 9 phòng tham mưu, có 23 BHXH cấp huyện trực thuộc, BHXH liên huyện không tổ chức bộ máy bên trong.

Nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng Lãnh đạo BHXH Việt Nam bổ nhiệm theo cơ cấu, tổ chức mới.
Xã hội

Giảm 723 đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý sau tinh gọn

Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy và chuyển đổi mô hình tổ chức từ ngày 1.3, số lượng đầu mối trong toàn ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã giảm từ 1.470 xuống còn 747 đầu mối đơn vị (giảm 723 đơn vị, tương ứng 49,2%). Cuộc cải tổ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý toàn ngành.

Từ ý tưởng tới hiện thực
Xã hội

Từ ý tưởng tới hiện thực

Mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với Công ty CP Truyền thông quốc tế INCOM để thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác PBGDPL. Cuộc họp đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý, mở ra cơ hội mới giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận pháp luật cho người dân.

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip
Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng, phát triển ngành Điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức ba cuộc thi sáng tác gồm viết, chụp ảnh, video clip. Đây là dịp để ghi nhận, lan tỏa những nỗ lực, đóng góp của ngành Điện miền Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong suốt nửa thế kỷ qua.

Cán bộ Agribank tích cực hưởng ứng tham gia trồng cây tại sự kiện
Đời sống

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”, ngày 14.3.2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp với UBND huyện Mê Linh đã tổ chức chương trình trồng cây xanh. Sự kiện một lần nữa khẳng định sự chung tay, đồng lòng của Agribank với các địa phương nói chung, Mê Linh nói riêng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống cho người dân.

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử
Xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử

Ngày 14.3, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả Cooperatieve Vereniging SNB - React U.A (REACT - Tổ chức quốc tế về chống hàng giả) tổ chức Hội thảo về chống gian lận thương mại, hàng giả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15.3.

Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng Hà Nội – Moscow
Giao thông

Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Sau ba năm gián đoạn, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines sẽ chính thức khôi phục đường bay thẳng Hà Nội - Moscow (Nga) từ ngày 8.5.2025. Việc khai thác lại đường bay này không chỉ củng cố vị thế của Vietnam Airlines trên các đường bay quốc tế mà còn hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.

 Nữ công nhân viên NPCETC lập hồ sơ công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ảnh: NPC
Đời sống

NPCETC: Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, phát triển

Hướng tới ngày Quốc tế hạnh phúc gắn với các thông thông điệp của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc (NPCETC) luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ công nhân viên, bất kể giới tính, đều có cơ hội phát triển bình đẳng.