CT Group và những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

CT Group và 4 công ty thành viên trong lĩnh vực công nghệ cao đã mang đến sự kiện Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) một chuỗi các triển lãm đột phá và ấn tượng.

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), diễn ra từ ngày 19 đến 22.12.2024, tạo sự chú ý rất lớn trong ngành công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao toàn cầu. Sự kiện quy tụ gần 200 đơn vị và doanh nghiệp từ 27 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó, các ngành công nghệ cao của Tập đoàn CT Group kết hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tạo ấn tượng với những giải pháp đột phá và tầm nhìn phát triển bền vững.

Tại sự kiện, CT Group đã giới thiệu các công ty thành viên nổi bật trong 4 lĩnh vực công nghệ cao, gồm Máy bay không người lái (UAV) của CT UAV, Chip bán dẫn với CT Semiconductor, Tín chỉ carbon với Công ty CP Sàn Giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN - CCTPA và Trí tuệ nhân tạo (AI) với CTOptimal.

b13dda1a821a3f44660b.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và nhiều Lãnh đạo cấp cao đến trải nghiệm gian hàng của CT Group

CT UAV - công ty công nghệ thuộc tập đoàn CT Group trở thành tâm điểm khi mang đến triển lãm mẫu mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1. Với tốc độ tối đa 200 km/h, khả năng chở 5 người và thời gian bay liên tục lên đến 2 giờ, CT-2W1 được xem là bước nhảy vọt trong giao thông đô thị. Máy bay không người lái của CT UAV mở ra một chân trời mới cho nhiều lĩnh vực.

Trong khi CT UAV gây chú ý đối với lĩnh vực máy bay không người lái thì một công ty công nghệ khác thuộc tập đoàn CT Group là CT Semiconductor lại mang đến triển lãm máy kiểm tra các vi mạch và linh kiện bán dẫn AMB5600 đang được sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu và đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên Bán dẫn ATP của CT Group. Được biết, đây là máy kiểm tra Chip đầu tiên xuất hiện trong hệ thống đào tạo tại Việt Nam.

071510d209d2b48cedc3.jpg

Đồng thời, CTOptimal là một trong những thành viên mạnh trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) của CT Group gây ấn tượng với loạt sản phẩm trí tuệ nhân tạo chuyên biệt, ứng dụng trong ba lĩnh vực chiến lược: Logistics (Hậu cần), Healthcare (Chăm sóc sức khỏe) và UAV (Máy bay không người lái).

Không chỉ dừng lại ở các công ty công nghệ về hạ tầng, phần cứng mà trong triển lãm lần này, CT Group còn mang đến triển lãm công ty CCTPA về Tín chỉ Carbon như một thông điệp rằng: Công nghệ nhưng phải hài hòa với thiên nhiên, môi trường, phát triển bền vững.

Đại diện CT Group chia sẻ: “Chúng tôi đã có sự chuẩn bị từ trước dịch và nhảy vọt, khi đóng cửa nghiên cứu suốt 2 năm dịch Covid. Và giờ đây, chúng tôi đã sẵn sàng chinh phục kỷ nguyên mới với đội ngũ Giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư mạnh mẽ, làm chủ được công nghệ cao. Chúng tôi muốn được Nhà nước quan tâm hỗ trợ nền công nghệ nước nhà, vì một tương lai Việt Nam bền vững.

Khoa học - Công nghệ

VNPT iAlert: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi cháy nổ
Khoa học - Công nghệ

VNPT iAlert: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi cháy nổ

Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ
Multimedia

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ

Trên tinh thần khẩn trương và quyết tâm đổi mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quyết liệt về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây được xem là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức sự kiện thường niên Viettel’s Stars để vinh danh các nhân sự, đơn vị có thành tích xuất sắc trong năm. Đây cũng là các nhân sự, đơn vị mà Viettel đánh giá là có đóng góp quan trọng vào các nhiệm vụ của quốc gia như ứng cứu thiên tai, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi trí tuệ nhân tạo, kinh doanh trong nước và nước ngoài.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.