Cho những cánh đồng xanh lại

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo, hướng dẫn một số giải pháp giúp phục hồi sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Thấy mực nước sông Lục Nam xuống thấp hơn những ngày trước, sáng 15/9, hai vợ chồng ông Nguyễn Xuân Hiền, thôn Hòa Nội, xã Khám Lạng (Lục Nam) thu gom bạt ni-lông trên cánh đồng trồng hoa đã bị nước lũ nhấn chìm trước đó. Người lấm lem bùn đất, ông Hiền nói: “Nhà tôi trồng gần 6 sào lúa, hoa dơn, dưa hấu trên cánh đồng ven sông Lục Nam. Mưa bão làm tất cả cây trồng tại đây ngập úng, bị bùn đất che lấp trong nhiều ngày, hư hại hết. Nước rút dần, chúng tôi đi thu gom bạt ni-lông vì để càng lâu càng khó xử lý. Sau khi nước rút hoàn toàn sẽ tiếp tục trồng hoa để kịp cung cấp cho thị trường dịp Tết Nguyên đán năm 2025. Vì trồng hai vụ gối nhau liên tục và vùng sản xuất bị ảnh hưởng bởi mưa lũ nên chúng tôi sử dụng vôi bột, chế phẩm để xử lý đất, lựa chọn giống chất lượng".

1.jpeg
Ông Nguyễn Xuân Hiền, thôn Hòa Nội, xã Khám Lạng (Lục Nam) thu gom bạt ni-lông trên ruộng hoa dơn bị ngập úng.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà Lương Thị Dung, thôn Mười Bảy, xã Yên Sơn (Lục Nam) ra chăm sóc ruộng hành. Bà xới nhẹ bề mặt luống giúp đất tơi xốp, không cuốc sâu vì có thể làm đứt rễ cây. Trồng hành cần tưới ẩm nhưng cây không ưa ngập úng, vì thế, ngoài bơm thoát nước, bà còn bón thêm tro, trấu lên bề mặt luống để tăng hiệu quả hút nước. Trong tháng 9, gia đình bà tiếp tục trồng thêm hành để có nguồn nông sản cung cấp cho thị trường.

Lo ngại thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, bà Dung lựa chọn các khu ruộng cao, dễ tiêu thoát nước để trồng. Khảo sát thêm một số diện tích canh tác rau màu ở các xã: Bắc Lũng, Đông Hưng, Đông Phú, Lục Sơn, thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam)… nhận thấy, một số cánh đồng nước lũ đã rút, người dân đang dọn sạch cỏ, thu cắt cành bị gãy để tạo độ thoáng giữa các cây, hạn chế sâu bệnh; thay thế rau màu bị hư hại bằng các loại rau ngắn ngày như rau cải, rau muống, rau gia vị...

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có diện tích lúa bị thiệt hại nặng, trong đó nhiều nhất là huyện Hiệp Hòa với gần 5 nghìn ha ngập úng, đổ (tập trung tại các xã: Hợp Thịnh, Thanh Vân, Đồng Tân, Hòa Sơn…). Hiện nước đã rút trên một số cánh đồng nhưng lúa bị đổ, dính đầy bùn đất.

Những ngày này, cán bộ phụ trách sản xuất nông nghiệp từ xã đến thôn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa đều đồng hành cùng người dân để “cứu” diện tích lúa ở nơi thoát nước kịp thời, có khả năng hồi phục. Như ở xã Thanh Vân, cán bộ Hội Nông dân, cán bộ phụ trách khuyến nông thường xuyên bám đồng, hướng dẫn nông dân tiếp tục bơm tiêu thoát nước; té nước rửa lá, loại bỏ bùn đất, rong rêu giúp cây quang hợp tốt.

16.jpeg
Người dân thôn Gai Bún, xã Đào Mỹ (Lạng Giang) buộc lúa bị gãy, đổ.

Tại thôn Gai Bún, xã Đào Mỹ (Lạng Giang), ngay khi nước rút, nông dân bắt tay chăm sóc lúa, hoa màu. Diện tích lúa đổ, gãy đã được buộc túm, dựng lại tạo thành thế chân kiềng để cây đứng vững hơn, tiếp tục phát triển. Màu xanh dần trở lại trên những cánh đồng trong thôn.

Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, trong thời điểm này, người dân nên ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dụng có hàm lượng đạm, kali cân đối, không sử dụng đạm đơn lẻ nhằm hạn chế sâu bệnh hại và đổ ngã cây thời kỳ cuối vụ. Lúa sau khi bị gãy, đổ thường bị rầy nâu gây hại. Vì thế nông dân nên thường xuyên thăm đồng để phát hiện, diệt trừ sâu bệnh kịp thời bằng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép.

Thống kê sơ bộ, đến hết ngày 14/9, toàn tỉnh có gần 19 nghìn ha lúa bị ngập, đổ; gần 2 nghìn ha rau màu ngập úng, hư hại. Nông dân các địa phương đã nỗ lực khắc phục thiệt hại do mưa bão. Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh, UBND các huyện, thị xã, TP cần quan tâm chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã tiếp tục huy động mọi nguồn lực để khôi phục sản xuất nông nghiệp. Đối với diện tích lúa, rau màu ngập úng, hư hỏng hoàn toàn cần hướng dẫn nông dân chuyển đổi sang trồng rau màu ngắn ngày, cây ưa nước hoặc những loại cây phù hợp với điều kiện canh tác của từng khu vực, bảo đảm đủ nông sản cung cấp cho thị trường trong những tháng cuối năm.

Sau thiên tai thường xảy ra dịch bệnh trên cây trồng, chính quyền địa phương và người dân không chủ quan, lơ là, nên nhanh chóng xử lý môi trường sản xuất để diệt mầm bệnh; lựa chọn cây giống tại những cơ sở uy tín, thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong canh tác.

Theo Báo Bắc Giang

Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Bình Chánh ký duyệt 105 gói thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Trên đường phát triển

Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Bình Chánh ký duyệt 105 gói thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Trong 2 năm, ông Bùi Trọng Thống – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có gói thầu trị giá hàng chục tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách hơn 900.000 đồng.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.