Công phu gìn giữ nhà dài Êđê tại Hà Nội

Chính những người thợ Êđê đã có mặt tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội) để sửa ngôi nhà dài truyền thống của mình, giúp công chúng khám phá phần nào văn hóa của tộc người này.

Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Nhà dài Êđê trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Ngôi nhà dài 42,5m, sàn cao 1,1m và rộng 6m, được dựng lại tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam năm 2000 trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban (người Êđê Kpạ) làm năm 1967 ở buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Ngôi nhà vẫn giữ được hướng Bắc - Nam theo tập quán cổ truyền Êđê. Đầu nhà quay về phía Bắc, có cửa chính và là cửa đón khách, thông ra sàn rộng; còn đầu hồi phía Nam, cuối nhà, dành cho sinh hoạt gia đình.

Ngôi nhà là của một gia đình giàu sang và thế lực, nên có các cột và xà cỡ lớn, với nhiều môtíp điêu khắc trang trí cầu kỳ; cầu thang ở đầu nhà trước đây to và đẹp, người nhà mô tả rộng tới hơn 1m, được tạc trong một khối độc mộc.

Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Nhóm thợ người Êđê tham gia sửa nhà lần này

Sau nhiều năm phục vụ khách tham quan, ngôi nhà dài của người Êđê trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xuống cấp. Để bảo tồn, gìn giữ lâu dài công trình kiến trúc dân gian đặc sắc này, từ ngày 25.2.2023, Bảo tàng đã mời nhóm thợ người Êđê đến từ buôn Ky, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, ra trực tiếp sửa chữa ngôi nhà.

Đây là lần sửa chữa thứ 2 sau lần sửa thứ nhất vào năm 2009.

Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Ông Siu Kuai, 73 tuổi, người cao tuổi nhất trong số 13 thợ người Êđê ra sửa nhà lần này, vót dây mây chuẩn bị cho các công đoạn sửa nhà
Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Vót dây mây cẩn thận để không bị gãy

Ông Y Yôč Hmok cho biết, nhóm thợ ra sửa nhà lần này có 13 người, gồm 7 người cũ và 6 người mới. Trong số 6 người mới có cả con trai và em vợ ông Y Yôč Hmok, tham gia học việc như tập vuốt mây, lợp mái..., để “chừng nào ba không ra được thì con cái phải ra".

Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Công đoạn làm sạch cỏ tranh trước khi đem lợp mái nhà

Trong các công đoạn thì sửa mái mất nhiều thời gian và khó nhất. Bằng kinh nghiệm lâu năm, nhóm thợ đã rất kỹ lưỡng từng công đoạn chuẩn bị nguyên liệu. Cỏ tranh được phơi khô, làm sạch, bó thành từng nắm nhỏ rồi bẻ đoạn gốc cỏ tranh gập xuống.

“Cỏ tranh phải làm sạch sẽ và cắt bớt, ngâm gốc... mất nhiều thời gian lắm. Bây giờ nhà ở buôn làm mái tôn hết rồi, kiếm gỗ và cỏ tranh khó lắm", ông Y Ku Buôn Yă nói.

Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Buộc kèo, rui, mè trước khi lợp mái

Theo ông Y Yôč Hmok, "thường thì mái nhà lợp 7 - 8 năm là phải thay. Ở buôn Ky, ngày xưa nhà nào cũng đun bếp lửa hàng ngày, có nhà có tới 5 - 6 bếp vì mỗi gian là 1 gia đình nhỏ và một bếp, khói hàng ngày giúp bảo vệ mái nhà tốt và bền hơn. Hà Nội có 4 mùa lại không có khói bếp hàng ngày nên mái nhà sẽ hỏng nhanh hơn".

Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Người Êđê không lợp cỏ tranh theo phên mà lợp thành từng cụm, bẻ gập gốc cỏ tranh rồi chèn cố định bởi thanh mè và thanh đòn

Sau lợp mái sẽ đến công đoạn kiểm tra vách và sàn nhà xem sàn hỏng đến đâu thì sửa đến đó. Ông Y Ngŭn Ktul kể: "Ngày xưa chọn tre làm nhà người ta phải chặt tre vào độ tháng 10 vì tháng mưa, tre sẽ chua, không ngọt như mùa khô, không có mùi thơm nên mọt sẽ không ăn tre. Nếu chặt tre vào mùa khô thì phải ngâm nước khoảng 15 ngày để chống mọt…".

"Khách tham quan hàng ngày đi lại nhiều, sàn nhà sẽ nhanh bị bung mối dây mây, nếu có người thường xuyên kiểm tra và cho buộc lại ngay thì sàn nhà sẽ bền hơn, nếu không thì nhanh hỏng lắm", ông Y Ngŭn Ktul phân tích.

Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Buộc lá mây ở phía mái đầu hồi để trang trí và ngăn cho nước mưa không hắt vào nhà
Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Sửa vách là công đoạn cuối trước khi hoàn thiện công việc sửa nhà
Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Nhóm thợ tranh thủ đan những vật dụng hàng ngày như lồng gà, mẹt đựng thức ăn…

Sau gần hai tháng, nhóm thợ người Êđê đã hoàn tất một số hạng mục của ngôi nhà dài như: lợp lại mái nhà, làm lại cửa sổ, cửa chính, sửa lại sàn, vách, thay sàn gỗ và sắp xếp lại một số hiện vật bài trí bên trong ngôi nhà.

Khám phá ngôi nhà dài Êđê tại Hà Nội -0
Ngôi nhà dài trong diện mạo mới sau gần 2 tháng sữa chữa, sẵn sàng đón khách tham quan dịp lễ này

Văn hóa

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.