Công nghiệp hỗ trợ là hạt nhân của công nghiệp chế tạo

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, công nghiệp hỗ trợ giữ vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Nhận diện rõ khó khăn, vướng mắc

Theo ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), công nghiệp chế tạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hiện đang đứng trước cơ hội lớn tiến sâu vào thị trường toàn cầu. Trong bức tranh tổng thể này, công nghiệp hỗ trợ được coi là hạt nhân cho sự phát triển của ngành chế tạo. Ngành này không chỉ là phần bổ trợ mà thực sự là một yếu tố quyết định cho trình độ công nghệ của quốc gia.

nh-1-b46dd-8994.jpg
Công nghiệp hỗ trợ được coi là hạt nhân cho sự phát triển của ngành chế tạo.
Ảnh: Kim Oanh

Mặc dù công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò thiết yếu, nhưng đại diện Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng cho biết, các doanh nghiệp trong ngành này đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Đó là hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là vừa và nhỏ, điều này khiến họ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và thị trường; các doanh nghiệp này thường gặp khó trong việc tiêu thụ sản phẩm khi phải cạnh tranh với các tập đoàn lắp ráp lớn từ nước ngoài, dẫn đến áp lực về mặt tài chính và doanh thu.

Bên cạnh đó, để gia nhập vào ngành công nghiệp chế tạo, các doanh nghiệp hỗ trợ cần có công nghệ và kỹ thuật chuyên sâu; không chỉ đòi hỏi đầu tư lớn mà còn cần một độ linh hoạt mà nhiều doanh nghiệp nhỏ khó đạt được. Mặt khác, ngành công nghiệp hỗ trợ yêu cầu có lực lượng lao động chuyên nghiệp, có tay nghề cao; tuy nhiên, hiện tại, việc đào tạo và phát triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, các quy định về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm cũng là một thách thức lớn, các nhà sản xuất thường yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn so với những ngành khác.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước hiện có khoảng 5.000 doanh nghiệp chế biến tham gia cung cấp linh kiện, phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, cơ khí. Trong đó, 70% doanh nghiệp tham gia cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước; 8% cung cấp cho các nhà xuất khẩu và 17% là tham gia cung cấp cho cả hai. Như vậy, mới có khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng chuỗi giá trị toàn cầu.

Đại diện Công ty CP Giải pháp phần mềm Hanel (HanelSoft) cho biết, một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải là nguồn nguyên liệu. Nhiều loại nguyên liệu quan trọng vẫn cần phải nhập khẩu từ nước ngoài, tạo ra sự phụ thuộc vào thị trường toàn cầu. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn gây ra rủi ro về nguồn cung. Khi có biến động từ thị trường quốc tế, giá nguyên liệu có thể tăng cao, ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Việc tiếp cận các tập đoàn FDI lớn như Canon, Samsung và Panasonic đã mở ra nhiều cơ hội cho Hanelsoft; tuy nhiên, đây cũng là một áp lực lớn với doanh nghiệp. Các tập đoàn này không chỉ yêu cầu sản phẩm chất lượng cao mà còn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe về giá cả, thời gian giao hàng và trách nhiệm với môi trường. Nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao là yêu cầu nền tảng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đáp ứng. Tuy nhiên, việc bảo đảm chất lượng không chỉ là đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại mà còn yêu cầu sự cập nhật liên tục về các quy trình sản xuất.

Gia tăng khả năng cạnh tranh

Theo HanelSoft, một thực tế không thể phủ nhận là sự cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là rất khốc liệt. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt đối thủ cạnh tranh tại các khu công nghiệp lớn, những đơn vị đã được đầu tư mạnh mẽ về công nghệ và tiềm lực tài chính. Điều đó đòi hỏi, Hanelsoft không chỉ bám sát các yêu cầu từ phía khách hàng mà còn cần gia tăng khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Bởi sự thích nghi với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng là điều không thể thiếu.

nh-2-1-f2c83-4346.jpg
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần chuyển đổi từ gia công sản phẩm sang cung cấp giá trị gia tăng cao hơn. Ảnh: Kim Oanh

Theo đại diện VASI, trong bối cảnh kinh tế còn gặp khó khăn buộc các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì dòng tiền ổn định. Đơn cử như sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận mỏng trong giai đoạn khó khăn để bảo đảm duy trì hoạt động và không phải sa thải nhân viên. Việc giữ vững dòng tiền là một trong những yếu tố quyết định để doanh nghiệp có thể tồn tại được hay không trong thị trường đầy biến động này. Mặt khác, đầu tư vào công nghệ và cải thiện quy trình sản xuất cũng đã được coi là những hướng đi quan trọng giúp tối ưu hóa chi phí.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cần chuyển đổi từ việc chỉ gia công sản phẩm sang cung cấp giá trị gia tăng cao hơn. Điều này có thể đạt được thông qua việc thiết kế sản phẩm và khuôn mẫu, cũng như nâng cao khả năng lắp ráp.

Với HanelSoft, doanh nghiệp đã quyết định xây dựng một bộ phận thiết kế để phát triển sản phẩm và khuôn mẫu; công ty có thể cung cấp không chỉ linh kiện đơn lẻ mà còn các giải pháp lắp ráp hoàn chỉnh, giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Để vượt qua những khó khăn này, ngoài sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, Chủ tịch VASI Phan Đăng Tuất đề xuất, cần ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm. Từ đó, tạo ra một khung pháp lý để hỗ trợ và phát triển công nghiệp hỗ trợ; việc này không thể thiếu ở thời điểm hiện tại.

Việc ban hành một Luật riêng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành được hưởng ưu đãi, như vốn vay lãi suất thấp, hỗ trợ công nghệ cũng như chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao. Có thể nói, sự vào cuộc mạnh mẽ từ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ban ngành sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn tới.

Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.