Chuyển đổi số để tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới

Theo Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số, TS. Trần Văn, chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Chuyển đổi số là một cuộc cải cách từ mô hình kinh doanh đến quản trị nhà nước, trong đó lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

- Theo ông, đâu là động lực tăng trưởng 2023 và chúng ta cần phải làm gì để phát huy được động lực tăng trưởng phù hợp với tình hình mới?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 3 yếu tố, 3 động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Đó là tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư. Tôi cho rằng, nhiều năm nay, “cỗ xe tam mã” này luôn là yếu tố quan trọng đưa nền kinh tế về đích đúng kế hoạch.

“Phải thật nhanh chuyển đổi số để tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới” -0
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế sốTS. Trần Văn

Thị trường nội địa gần 100 triệu dân sẽ là bệ đỡ vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp, ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thị trường thế giới thu hẹp. Ngay từ lúc này, cần phải tăng cường nguồn lực để doanh nghiệp giữ vững thị trường trong nước, đồng thời khai thác thế mạnh của các hiệp định thương mại nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Quốc hội dành nguồn lực gần 727.000 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2022, cần đẩy nhanh việc giải ngân nguồn lực này, nhất là các nguồn lực dành cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Vậy thưa ông kinh tế số sẽ có vai trò như thế nào trong tăng trưởng  ?
Bên cạnh các yếu tố tăng trưởng quan trọng đó, theo tôi vấn đề lớn đối với kinh tế Việt Nam 2023 và những năm tiếp theo là  phải đưa kinh tế số vào các ngành sản xuất và đời sống. Việc chuyển đổi số giúp sáng tạo và đổi mới các mô hình kinh doanh, chuyển đổi của các thành phần kinh tế, các lĩnh vực, DN, sản xuất và dịch vụ , nói chính xác là thay đổi từng tế bào của nền kinh tế- xã hội.

Tập trung chuyển đổi số là hướng đi đúng theo xu thế của thế giới và phát huy tiềm năng, thế mạnh của cả nước. Đây không chỉ là giải pháp thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà còn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài. Nền kinh tế số phát triển được phải bằng việc hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế thực. Và sau đó chúng ta tạo hệ sinh thái cho DN công nghệ số, cũng như sẵn sàng để huy động nguồn lực vào môi trường số. Một yếu tố quan trọng là tài sản số và lợi nhuận số được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bởi nếu tài sản số không được bảo vệ thì cũng sẽ không có kinh tế số vì các DN sẽ không có động lực tạo ra của cải số/lợi nhuận số nếu sau đó họ không giữ được.

Chuyển đổi số là một cuộc cải cách từ mô hình kinh doanh đến quản trị nhà nước. Đối với Nhà nước, đó là cải cách trong quản trị, còn động lực chính của chuyển đổi số phải là doanh nghiệp và từng người dân. Làm được như vậy mới có động lực, nền tảng để hoàn thành kế hoạch 5 năm, 10 năm tới. Thực ra, chúng ta không lo thiếu tiền hay thiếu người để làm mà là lo thiếu sự quyết tâm. Thế giới đang đi rất nhanh. Chuyển đổi số là vấn đề sống còn, phải thật nhanh lên để chúng ta hội nhập vào cuộc chơi, để tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới.

- Viện Chiến lược phát triển kinh tế số vừa tổ chức thành công chuyến đi nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Hàn Quốc, được xem là điển hình thành công. Xin ông cho biết một số bài học từ  Hàn Quốc?

- Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vựa tài chính ngân hàng Hàn Quốc đã sớm ban hành các luật có liên quan đến fintech và NH số (internet-only bank hay neo-bank) như: Luật NH internet only; Luật Hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà cốt lõi là các quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) với phương châm “cấp phép trước, điều chỉnh sau”, với thời hạn thử nghiệm 2 năm và chỉ gia hạn một lần 2 năm.

Hiện nay, chiến lược chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, ngân hàng của Hàn Quốc tập trung vào tăng cường khả năng cạnh tranh của các nền tảng dịch vụ tài chính và mở rộng mạng lưới các điểm dịch vụ kỹ thuật số. Các ngân hàng truyền thống, với các fintech lab và hệ thống start-up fintech của mình, đang tăng cường khả năng cạnh tranh với các fintech, big tech qua phát triển các siêu ứng dụng trên nền điện thoại di động thông minh giống như các ngân hàng internet-only, với nhiều  tính năng, dịch vụ tài chính, thậm chí là phi tài chính được tích hợp, tối đa hóa tiện lợi, thân thiện với mọi đối tượng khách hàng.

Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp tài chính tự chịu trách nhiệm về việc thẩm định khách hàng và tự phát triển quy trình hoặc cơ chế kiểm tra nội bộ của mình. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thành lập Trung tâm Hỗ trợ tài chính công nghệ (Fintech Support Center) nhằm tư vấn và tài trợ vốn cho các công ty thuộc lĩnh vực Fintech. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech cũng được nhận vốn tài trợ từ Chính phủ Hàn Quốc thông qua các ngân hàng chính sách. Nước này cũng phát triển hệ thống an ninh dữ liệu, ban hành các đạo luật về an ninh và bảo vệ dữ liệu, tăng cường giám sát các giao dịch tài chính trực tuyến và hoạt động của ngân hàng số.

- Từ câu chuyện của Hàn Quốc, ông chia sẻ điều gì về thực tế chuyển đổi số của Ngân hàng Việt Nam?

- Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng số nhờ quy mô dân số lớn gần 100 triệu dân, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh ở mức cao.

Các ngân hàng truyền thống ở Việt Nam đã chủ động nghiên cứu các công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, bước đầu đạt kết quả nhất định. Hầu hết các ngân hàng đều có các siêu ứng dụng trên điện thoại di động để đưa khách hàng tới nhiều dịch vụ gia tăng không chỉ liên quan đến hoạt động tài chính tín dụng mà còn sử dụng được nhiều tiện ích khác.

Dịch vụ ngân hàng số phát triển với tốc độ nhanh chóng. Ví dụ số liệu từ NHNN cho thấy, giao dịch thanh toán trên thiết bị di động ở Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm, với 90% về số lượng và 150% về giá trị, chứng minh được tầm quan trọng của chiến lược chuyển đổi số đối với ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khung pháp lý về chuyển đổi số còn chưa thật sự đồng bộ trong quá trình thực hiện, thường đi sau sự phát triển của hạ tầng công nghệ, kỹ thuật số còn hạn chế và chưa đồng nhất trong hệ thống các ngân hàng; áp lực gia tăng từ các cuộc tấn công an ninh mạng và lừa đảo ngày càng gia tăng; sự cạnh tranh của các công ty Fintech trong lĩnh vực tài chính...

Do đó, để có thể thực hiện chiến lược chuyển đổi số hiệu quả và thuận lợi hơn, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi số thành công của các ngân hàng ở những nước có nền kinh tế phát triển với nền công nghệ số hiện đại và thông minh. Được biết NHNN Việt Nam đang tích cực hành động, dẫn dắt lĩnh vực fintech, ngân hàng trong quá trình số hóa vì lợi ích chung của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Điều này là một tín hiệu rất đáng mừng trong năm mới 2023

- Xin cảm ơn ông!

Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính

Tại Hội nghị Di động Thế giới MWC 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với InsureMO (Singapore), nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược số hóa lĩnh vực tài chính - bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Viettel với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network
Khoa học - Công nghệ

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số Pi Network sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Bởi theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hiện nay tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Do đó, những vụ việc, vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến các hoạt động giao dịch đồng tiền ảo, đồng Pi rất rủi ro, khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Đồng thời theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán.

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp
Khoa học - Công nghệ

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp

Sáng 26.2, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp (đợt 2) về sử dụng phần mềm theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp qua ứng dụng VneID cho khoảng 200 đại biểu của 4 Đảng bộ mới thành lập trực thuộc Trung ương.