Công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước

Sáng 30.9, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (2.9.1945 – 2.9.2024), 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024), Văn phòng chủ tịch Nước đã tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện được đặc xá năm 2024. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1.10.2024.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo. Tham dự họp báo có: Thứ trưởng Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.

Đặc xá được tiến hành nghiêm minh, bảo đảm công bằng, đúng đối tượng

Tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà nêu rõ, việc đặc xá năm 2024 tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Đặc xá cũng là sự ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt nội quy, quy định của phạm nhân; là kết quả của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa trại giam, gia đình, các cơ quan có liên quan và toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, “khi xem xét đặc xá đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, đó là: Đặc xá phải được tiến hành nghiêm minh, chặt chẽ, công khai, dân chủ, đảm bảo công bằng, đúng đối tượng, điều kiện theo quy định của pháp luật để tất cả các phạm nhân có đủ điều kiện đều được xem xét và không để bất kỳ phạm nhân nào không đủ điều kiện theo quy định lại được xem xét đặc xá".

Đối với các hình phạt bổ sung khác như cấm đảm nhận chức vụ, quản chế, phạt tiền, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác, những phạm nhân được đặc xá vẫn phải chấp hành đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với những người có hành vi phạm tội là "nghiêm trị" kết hợp với "khoan hồng". Chính vì vậy, hình phạt mà pháp luật hình sự của Nhà nước áp dụng không chỉ nhằm trừng trị những người có hành vi phạm tội mà còn nhằm cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật và quy tắc xử sự của cuộc sống, cảnh tỉnh, ngăn ngừa phạm tội mới.

Mặt khác, đặc xá còn thể hiện truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc Việt Nam, thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và tính ưu việt của Nhà nước đối với người phạm tội bị kết án phạt tù đã thực sự cải tạo tốt.

Ở nước ta, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, tất cả những phạm nhân được đặc xá lần này đều là những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và đã bị Tòa án nhân dân các cấp tuyên phạt theo các chế tài được quy định tại Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự, nay có đủ điều kiện được xem xét đặc xá

“Vì vậy, đặc xá không có sự phân biệt đối xử hoặc hạn chế với bất kỳ phạm nhân nào cho dù là người Việt Nam hay là người có quốc tịch nước ngoài, nếu phạm nhân đó có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều được xét đặc xá", Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Không có tên các ông Chu Ngọc Anh, Phạm Xuân Thăng, Đinh La Thăng trong danh sách đặc xá

Trả lời câu hỏi của các phóng viên, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, trong số 3.763 phạm nhân được đặc xá có 403 phạm nhân phạm các tội về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, 561 phạm nhân là người dân tộc thiểu số... Các ông: Chu Ngọc Anh, Phạm Xuân Thăng, Đinh La Thăng không nằm trong danh sách được đặc xá đợt này.

Toàn cảnh họp báo

Toàn cảnh họp báo

Về số lượng phạm nhân nước ngoài được đặc xá, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, lần này có 20 phạm nhân mang quốc tịch nước ngoài được đặc xá, trong đó có 9 người Trung Quốc, 3 người Lào, 2 người Campuchia, 2 người Mỹ, 1 người Nam Phi, 1 người Ấn Độ, 1 người Ireland…

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu rõ, sau khi các trường hợp này được đặc xá, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm đến cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự ở các nước để đề nghị phối hợp với cơ quan chức năng Việt Nam tiếp nhận người đặc xá, triển khai thủ tục đưa những người này trở về nước hoặc đến nơi cư trú an toàn, phù hợp.

Thực tiễn cho thấy, các đợt đặc xá là cơ hội để mỗi phạm nhân suy xét lại những lỗi lầm mà họ đã phạm phải, đánh giá kết quả cải tạo của mình, kiên quyết dứt bỏ quá khứ tội lỗi, phấn đấu để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Theo Báo cáo của Bộ Công an, tuyệt đại đa số những phạm nhân được đặc xá đã có ý thức hoàn lương, hướng thiện, nhanh chóng tái lập cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Trong đó, có nhiều người đã có cuộc sống ổn định, có người thành đạt và tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động của xã hội và được ghi nhận.

Chính trị

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang

Ngày 30.9, tại tỉnh Tiền Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì cuộc làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang về việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024.

Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang tiếp xúc cử tri quận Hải An
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang tiếp xúc cử tri quận Hải An

Chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 30.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng Trần Lưu Quang cùng Đoàn ĐBQH thành phố đã tổ chức TXCT quận Hải An với hình thức trực tiếp tại điểm cầu chính (UBND quận Hải An) và trực tuyến tại 9 điểm cầu phường với khoảng 700 cử tri trên địa bàn huyện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, chiều 30.9, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước Việt Nam – Mông Cổ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan tâm giải quyết thấu tình đạt lý, phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn những vấn đề cử tri bức xúc
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan tâm giải quyết thấu tình đạt lý, phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn những vấn đề cử tri bức xúc

Chiều nay, 30.9, sau khi nghe 16 ý kiến, kiến nghị của cử tri và phần trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và một số sở, ngành của tỉnh tại cuộc tiếp xúc với cử tri thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh Hậu Giang tổng hợp nhanh, đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Và, ngay sau cuộc tiếp cử tri, lãnh đạo tỉnh cần khẩn trương phân loại rõ trách nhiệm trên tinh thần “quyết liệt, quyết tâm, quyết làm” để có sản phẩm cụ thể, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”. Với những vấn đề bức xúc của cử tri, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, phải quan tâm, giải quyết một cách “thấu tình đạt lý, phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương tiếp xúc chuyên đề với cử tri trường Quân sự Quân khu 3
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường tiếp xúc cử tri tại Trường Quân sự Quân khu 3

Chiều 30.9, tại thành phố Chí Linh, Hải Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đã tiếp xúc chuyên đề với cử tri Trường Quân sự Quân khu 3 trước thềm Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại thành phố Vị Thanh, Hậu Giang
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại thành phố Vị Thanh, Hậu Giang

Chiều nay, 30.9, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, tại Hội trường Trung tâm Hội nghị thành phố Vị Thanh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ
Chính trị

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ

Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 14h ngày 30.9 (theo giờ địa phương), tức 13h (theo giờ Hà Nội), tại Quảng trường Sukhbaatar, thủ đô Ulan Bator, Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang thăm cấp Nhà nước Mông Cổ từ ngày 30.9 đến 1.10.2024, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ

Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 11h30 (giờ địa phương), tức 10h30 (giờ Hà Nội) ngày 30.9, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Thành Cát Tư Hãn, Thủ đô Ulan Bator, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển của đất nước
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển của đất nước

Sáng nay, 30.9, tại Hội trường Trung tâm Hội nghị thành phố Ngã Bảy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri thành phố Ngã Bảy và 3 huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV. Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị xác đáng của cử tri, đồng thời nêu rõ, trước bối cảnh tình hình đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội Khóa XV tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng linh hoạt hơn để vừa quản lý hiệu quả, vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, thể chế, từ đó tạo động lực và đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển của đất nước.