Công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030

Quy hoạch đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70% với số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Trong đó, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng có thu nhập tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.

c3994e763acc9c92c5dd18-6696.jpg
Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 891/QĐ-TTg ngày 22.8.2024

Sáng 3.10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi là Quy hoạch).

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng đã chủ động và tích cực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, tổ chức liên để hoàn thiện Quy hoạch, trình và được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 891/QĐ-TTg ngày 22.8.2024.

Quy hoạch hướng đến 4 mục tiêu. Thứ nhất, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị, nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, thân thiện môi trường góp phần hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc.

Thứ hai, hình thành hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á - Thái Bình Dương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế.

Thứ ba, phát triển nông thôn toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao.

Thứ tư, nông thôn có môi trường sống kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị, văn minh, xanh, sạch, đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.

thu-truong-nguyen-viet-hung-8850.jpg
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại hội nghị

"Quy hoạch đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70%, với số lượng đô thị toàn quốc từ khoảng 1.000 đến 1.200 đô thị.

Trong đó hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng, có thu nhập tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp khoảng 85% vào GDP cả nước", Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng cho biết.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng cho biết, các định hướng chính của Quy hoạch tập trung vào việc tổ chức không gian hệ thống đô thị; phát triển hệ thống đô thị vùng biên giới, ven biển, trên các đảo gắn với chiến lược phát tiển kinh tế biển, bảo vệ quốc phòng an ninh; phát triển quy hoạch hệ thống nông thôn; tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, cảnh quan đô thị, nông thôn theo hướng liên kết đô thị, nông thôn kết hợp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để triển khai hiệu quả Quyết định 891/QĐ-TTg Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng đề nghị Bộ Xây dựng tuyên truyền phổ biến và cung cấp đầy đủ nội dung Quy hoạch đến các tổ chức, cá nhân để tham gia giám sát việc thực hiện.

Đồng thời, chủ động tổ chức nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế chính sách, thể chế, quy định pháp luật về quy hoạch, quản lý phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình quốc gia về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng đô thị và các đề án, chương trình trọng điểm khác có liên quan.

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng đề nghị Bộ chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong việc tiếp tục triển khai các Nghị quyết, quy hoạch, chương trình về nông thôn mới, thực hiện các biện pháp để phát triển hệ thống nông thôn theo định hướng của Quy hoạch.

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào mục đích xây dựng hệ thống đô thị thông minh, đô thị xanh, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.