Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín

Sáng 28.2, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật vừa được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín.

Tham dự có: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng.

3 Luật vừa được Quốc hội thông qua gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

cp3.jpg
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo

Giới thiệu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy nêu rõ, Luật sửa đổi, bổ sung 21 Điều và bãi bỏ 17 Điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Luật sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 về việc phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, nhằm cụ thể hóa nội dung về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.

Sửa đổi, bổ sung quy định về các cơ quan của Quốc hội theo hướng thay đổi cách thức quy định về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và xác định rõ cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban bảo đảm thuận lợi cho việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, hài hòa về cơ cấu tổ chức với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan.

Luật sửa đổi, bổ sung quy định về: Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội như: xác định Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; không quy định về Phó Tổng Thư ký, Ban Thư ký, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

cp5.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy phát biểu

Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội như: việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; việc đại biểu Quốc hội tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội và thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, về kinh phí hoạt động của Quốc hội; kỳ họp của Quốc hội.

Luật có hiệu lực ngay sau khi được Quốc hội thông qua (ngày 17.2.2025)

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 gồm 5 chương, 32 Điều. Đây là lần đầu tiên, Luật thiết kế các điều về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền, là căn cứ pháp lý quan trọng mang tính nguyên tắc để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp; mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương; các quy định mang tính nguyên tắc tại Luật là căn cứ quan trọng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật chuyên ngành được đồng bộ, thống nhất. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3.2025.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 gồm 7 chương, 50 điều, giảm 1 chương và 93 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, luật quy định 1 chương về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng phát biểu

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng phát biểu

Luật quy định 7 nguyên tắc phân định thẩm quyền, trong đó có những nội dung mới như: Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa chính quyền địa phương các cấp; phù hợp khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...

Đồng thời, để khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo của địa phương, Luật bổ sung quy định “Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương”.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3.2025.

Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375

Sáng 27.3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an, tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375 (28.3.1975 - 28.3.2025) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và trao Huân chương Chiến công hạng Ba tặng Trung đoàn 375.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch nước Lương Cường trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng lực lượng Dân quân tự vệ
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam

* Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Chiều 26.3, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28.3.1935 - 28.3.2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức. Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Lễ kỷ niệm.

Phát huy sức mạnh của các cơ quan báo chí chủ lực
Sự kiện nổi bật

Phát huy sức mạnh của các cơ quan báo chí chủ lực

Sáng 26.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa có buổi làm việc với lãnh đạo 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.