Công an tỉnh Bắc Giang hướng dẫn cách hoá giải tình huống bị “khủng bố” khi vay tiền qua App

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay qua ứng dụng trực tuyến (qua App) có diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Theo đó, vay tiền qua App là hình thức vay tín chấp, thủ tục nhanh gọn, đơn giản nên nhiều người đã lựa chọn hình thức vay tiền này. Khi tham gia vay tiền tại các App, người vay phải tải các App về điện thoại cá nhân của mình, quá trình đăng ký khoản vay thì người vay phải chấp nhận các điều khoản về việc cấp quyền đồng ý cho các App vay được truy cập danh bạ điện thoại, thư mục ảnh, vị trí… dẫn đến khi người vay không trả nợ theo đúng hạn hợp đồng thì bên cho vay sẽ nhắn tin, gọi điện nhắc nhở; với những khoản nợ quá hạn thời gian dài thì bên cho vay sẽ bán hoặc uỷ nhiệm cho bên thứ ba là Các công ty thu hồi nợ (đòi nợ thuê) thực hiện hoạt động đòi nợ.

Các đối tượng đòi nợ sẽ sử dụng thông tin do bên cho vay cung cấp đồng thời thu thập thêm các thông tin khác của người vay như thông tin bạn bè, người thân, người quản lý… của người vay, sau đó nhắn tin, gọi điện khủng bố, đe doạ, thậm chí chúng còn đưa lên mạng xã hội những thông tin, hình ảnh cắt ghép nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây áp lực để buộc người này tác động người vay trả nợ.

Công an tỉnh Bắc Giang thống kê xác định hiện có 7 doanh nghiệp đang hoạt động trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có công nhân vay tiền qua App.
Công an tỉnh Bắc Giang thống kê xác định hiện có 7 doanh nghiệp đang hoạt động trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có công nhân vay tiền qua App.

Theo Công an tỉnh Bắc Giang thống kê xác định hiện có 7 doanh nghiệp đang hoạt động trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Việt Yên 06 và thành phố Bắc Giang 01) có công nhân vay tiền qua App gồm: Money Cat, MoneyKey, Tamo, Robocash, Shinhan Finance và Miraeasset; có 15 người (phụ trách nhân sự, quản lý phân xưởng, người quen…của người vay) phản ánh về việc dù không hề vay tiền qua App nhưng đã bị nhắn tin gâp áp lực, “khủng bố” điện thoại…để ép người vay phải trả nợ.

Để nâng cao nhận thức của công nhân trong các Khu công nghiệp đối với hoat động tín dụng đen núp bóng vay tiền qua App, Công an tỉnh Bắc Giang kiến nghị Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh một số nội dung sau:

Thứ nhất, Tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp đến từng doanh nghiệp về phương thức, thủ đoạn, hệ luỵ của việc vay tiền qua App; kết hợp với các kênh tương tác như tạo các Zalo nhóm, trang mạng xã hội trong doanh nghiệp; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho thật dễ hiểu trên hệ thống loa phát thanh tại nhà các nhà xưởng trong giờ giải lao, nhà ăn trong giờ ăn cơm, treo các khuyến cáo, cảnh báo phương thức thủ đoạn của tội phạm này tại các nơi dễ thấy như nhà xe, phòng thay đồ…

Thứ hai, Yêu cầu công nhân tuyệt đối không được vay tiền qua các App không rõ nguồn gốc, vay qua số điện thoại trên các tờ rơi, các quảng cáo vay tiền dán nơi công cộng… Cần hướng dẫn, hỗ trợ công nhân tiếp cận được các tổ chức tín dụng uy tín được nhà nước cấp phép để vay tiền.

Thứ ba, Khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin đe doạ, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm… cần thu thập, lưu giữ lại bằng chứng và báo ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để xem xét, xử lý theo quy định.

Thứ tư, Tăng cường vận động quần chúng nhân dân, công nhân trong các Khu công nghiệp tiếp tục hưởng ứng, tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực tố giác tội phạm. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong phòng, chống tội phạm nói chung, hoạt động tín dụng đen núp bóng vay tiền qua App nói riêng.

Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công an tỉnh Bắc Giang cảnh báo công nhân hệ luỵ khi vay tiền qua App.
Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công an tỉnh Bắc Giang cảnh báo công nhân hệ luỵ khi vay tiền qua App.

Từ những tình trạng trên, Công an tỉnh Bắc Giang có văn bản hướng dẫn cách xử lý khi bị gọi điện đe doạ, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uỵ tín, danh dự, nhân phẩm…

Bước 1: Cần phải bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập. Đồng thời, hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình (ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm chứng cứ).

Bước 2: Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khoá các bình luận của người lạ.

Khi bị gọi điện đến hãy viết lại tất cả những số điện thoại, thời gian gọi, gọi bao lâu, bao nhiêu lần và nội dung cuộc gọi là gì…

Liên hệ đến nhà mạng, tổng đài Viettel, Mobifone, Vinaphone… mà bạn đang dùng để phản ánh tình trạng bạn đang gặp phải những cuộc gọi làm phiền như vậy. Nhà mạng sẽ xử lý, tự động chặn cuộc gọi đó.

Bước 3: Trình báo đến Cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bước 4: Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…

Khi thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan công an có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.