Công an Hà Nội tạm giữ 5 đối tượng liên quan vụ đấu giá đất lên 30 tỷ/m2 ở huyện Sóc Sơn

Ngày 3.12.2024, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra Quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân, về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, được quy định tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó, tháng 11.2024, Phạm Ngọc Tuấn (SN: 1991, HKTT: thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) biết được thông tin về cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn (thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, do UBND huyện Sóc Sơn tổ chức) nên đã nhờ Ngô Văn Dương (SN:1994, HKTT: xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) mua hồ sơ đấu giá do Công ty Thanh Xuân (địa chỉ: phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) - đơn vị phối hợp tổ chức cuộc đấu giá phát hành.

img-7716.jpg
Các đối tượng bị tạm giữ

Để chắc chắn trúng đấu giá được các lô đất như ý, Phạm Ngọc Tuấn thỏa thuận, bàn bạc với Nguyễn Thị Quỳnh Liên (SN: 1981, HKTT: xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội), Nguyễn Đức Thành (SN: 1992, HKTT: Khu Lãm Làng, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), Nguyễn Thế Trung (SN: 1994; HKTT: xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội), Nguyễn Thế Quân (SN: 1994; HKTT: xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) và Ngô Văn Dương (SN: 1994, HKTT: xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) về việc cùng tham gia đấu giá và bàn bạc thống nhất sẽ thực hiện việc nâng giá tại buổi đấu giá.

Cụ thể, Tuấn đã đưa ra bảng giá tham khảo đối với từng lô đất do Tuấn tính toán, chuẩn bị từ trước. Theo bảng tính này, các lô đất có giá trị dao động khoảng từ 20 triệu đồng đến 32 triệu đồng/m2, ước tính từ 1,7 tỷ đồng - 3,9 tỷ đồng/lô đất.

Các đối tượng xác định đây là giá cao nhất có thể mua của từng lô đất nên nếu ở vòng thứ 4, người trả giá cao nhất vẫn ở dưới mức giá Tuấn đã ghi trong bảng tính thì nhóm Dương, Liên, Thành, Quân và Trung sẽ tham gia tiếp vòng thứ 5 và vòng thứ 6, nhưng không trả giá vượt quá mức giá do Tuấn đã thẩm định. Nếu vòng thứ 4 có người trả giá vượt mức giá tối đa do Tuấn đưa ra thì các đối tượng sẽ đưa ra một mức giá cao bất thường tại vòng thứ 5, nhưng bỏ đấu giá tại vòng cuối cùng (vòng thứ 6); vì vậy, việc đấu giá sẽ buộc phải dừng để tổ chức đấu giá lại vào lần sau, do không đấu giá đủ 6 vòng theo quy chế.

Khi đó các đối tượng sẽ không mất tiền đặt cọc và sẽ có cơ hội tiếp tục tham gia đấu giá để mua được lô đất như mong muốn. Để thực hiện ý đồ, các đối tượng đã chuyển khoản tiền cho Dương và Tuấn; sau đó Tuấn chuyển khoản tổng số tiền 3,616 tỷ đồng cho Công ty Thanh Xuân để đặt cọc đấu giá mua đất.

Thực tế tại phiên đấu giá ngày 29.11.2024, ban đầu các đối tượng đấu giá theo trình tự giá đạt mức có thể mua được. Nhưng khi phát hiện giá đấu của 36/58 lô đất vượt mức tối đa mà các đối tượng đã bàn bạc từ trước; tại vòng đấu giá thứ 5 các đối tượng đã đưa ra mức giá rất cao, vượt xa giá khởi điểm; thậm chí Phạm Ngọc Tuấn còn đưa ra mức giá trên 30 tỷ/m2 (cao gấp khoảng 12.000 lần mức giá khởi điểm)… dẫn đến việc 36 lô đất đấu giá không thành công.

Trước các dấu hiệu bất thường của cuộc đấu giá, Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra xác minh, làm rõ các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đối tượng.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường rà soát, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng chính sách pháp luật để hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng trên địa bàn Thành phố.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an Thành phố đang củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định.

Pháp luật

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong kỷ nguyên số
Pháp luật

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong kỷ nguyên số

Ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hệ thống pháp luật trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ là ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo “Trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong bối cảnh kỷ nguyên số, chuyển đổi số”, do Bộ Tư pháp vừa tổ chức.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV
Pháp luật

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình rút gọn - giải quyết yêu cầu cấp bách của thực tiễn

Ngoài quy trình thông thường, để đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), kịp thời giải quyết những yêu cầu cấp bách của thực tiễn cũng như đơn giản hóa quy trình, tránh lãng phí nguồn lực trong xây dựng, ban hành VBQPPL, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định về xây dựng, ban hành VBQPPL theo quy trình rút gọn.

TP. Hồ Chí Minh tăng cường ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn, bảo đảm an ninh dịp Tết Ất Tỵ
Pháp luật

TP. Hồ Chí Minh tăng cường ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn, bảo đảm an ninh dịp Tết Ất Tỵ

Nhằm bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều kế hoạch, phương án cụ thể cho các sự kiện lớn. Đồng thời, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vì sao Chủ đầu tư Dự án KCN Hàm Kiệm II lại đề nghị triệu tập họp HĐQT sau khi bị Tòa tuyên hủy 2 nghị quyết ban hành trái quy định?
Pháp luật

Vì sao Chủ đầu tư Dự án KCN Hàm Kiệm II lại đề nghị triệu tập họp HĐQT sau khi bị Tòa tuyên hủy 2 nghị quyết ban hành trái quy định?

Sau khi TAND huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) tuyên huỷ 2 nghị quyết của Công ty Cổ phần Đầu tư Bình Tân - chủ đầu tư Dự án KCN Hàm Kiệm II-Bita’s vì ban hành trái quy định, 3 thành viên HĐQT của công ty này đã đề nghị triệu tập cuộc họp để thông qua/không thông qua nhiều nội dung mà trước đó bà Lai Kim với chức danh Chủ tịch HĐQT đã ký ban hành.

Kịp thời thẩm định các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức, bộ máy
Pháp luật

Kịp thời thẩm định các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức, bộ máy

Kịp thời thẩm định, đảm bảo chất lượng các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của các cơ quan, nhất là các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức, bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo hành lang pháp lý để hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần “tinh, gọn, mạnh”. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp trong quý I.2025.