Trung Quốc:

Con mải chơi game, người cha quyết định trở thành "bạn học" của con và cùng đỗ đại học

Một người cha 47 tuổi ở Trung Quốc thấy con mình mải chơi game, sao nhãng việc học, đã quyết định học cùng lớp với con trai để kèm cặp con ôn thi. Điều bất ngờ là cả hai cha con đều trúng tuyển đại học, biến giấc mơ tuổi thơ của người cha trở thành hiện thực sau gần 30 năm.

Trung Quốc: Cha kèm con ôn thi, cả hai cùng đậu đại học -0
Anh Liu Jianbo (47 tuổi) vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học quan trọng sau khi học cùng con trai Liu Aohan. Ảnh: SCMP

Sự việc hai cha con ở Trung Quốc cùng tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (kỳ thi cao khảo) và đều trúng tuyển đã khiến cư dân mạng kinh ngạc.

Cụ thể, người con trai Liu Aohan (18 tuổi) khiến gia đình vô cùng tự hào khi đậu vào chương trình hàng không vũ trụ tương lai tại Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, một trong những đại học hàng đầu thế giới về đào tạo kỹ thuật hàng không vũ trụ. Theo SCMP, Aohan đạt 625/750 điểm và điểm thi môn khoa học xếp thứ 64 tỉnh Thanh Hải trong kỳ thi cao khảo tại tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc.

Cha cậu, anh Liu Jianbo, 47 tuổi, cũng tham gia kỳ thi này và đạt 454/750 điểm ở môn nghệ thuật, được nhận vào học ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Sư phạm Quảng Tây, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

Trở thành “bạn học” của con và đứng đầu lớp

Điểm thú vị là người cha 47 tuổi không chỉ kèm con học ở nhà, anh còn quyết định cùng con theo học các môn ở lớp. Anh Liu quyết định trở thành “bạn học” của con trai mình để làm gương khi nhận thấy cậu bé mải mê với các trò chơi điện tử trực tuyến, khiến kết quả học tập sa sút. Anh Liu bắt đầu học cùng con trai khi cậu bé đang học lớp 11 ở trường trung học phổ thông.

Trung Quốc: Cha kèm con ôn thi, cả hai cùng đậu đại học -0
Hai cha con tự hào khoe hồ sơ trúng tuyển đại học. Ảnh: Sina

Anh Liu đưa ra quyết định này đúng vào thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, thời điểm các trường học áp dụng hình thức học trực tuyến, vì vậy hai cha con có thể cùng nhau học ở nhà khi anh Liu cũng không đi làm vì yêu cầu giãn cách xã hội.

Anh Liu bắt đầu việc học để khuyến khích con mình học hành, song điều thú vị là việc học tập lại truyền cảm hứng cho chính anh. Từ khi trở thành bạn học của con, anh Liu học hành vô cùng chăm chỉ và trở thành “học sinh” đứng đầu lớp.

“Bố tôi là hình mẫu của tôi. Thái độ học tập của bố tốt hơn tôi”, người con trai Liu Aohan tự hào.

Giấc mơ đại học

Là một thành viên cấp quản lý tại tuyến đường sắt địa phương, anh Liu cho biết anh đã mơ ước được đi học đại học từ lâu, nhưng gia đình trước kia rất khó khăn và không đủ điều kiện chi trả.

Mặc dù đứng đầu tỉnh trong kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông, anh vẫn theo học trường nghề và đi làm ngay sau khi tốt nghiệp để hỗ trợ tài chính cho gia đình.

Anh Liu cho biết anh học tiếng Trung giỏi hơn trong khi con trai anh học toán giỏi hơn và họ đã giúp nhau cải thiện điểm số. Anh cho biết anh tự hào về thành tích của con trai mình hơn là của chính mình.

Từ bỏ cơ hội nhưng không từ bỏ giấc mơ

Làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước, công việc của anh Liu được coi là tương đối ổn định với phúc lợi xã hội tốt. Tuy nhiên, vừa đi học vừa đi làm ở một công ty nhà nước sẽ là một khó khăn đối với anh. Anh cho biết đã nộp đơn xin nghỉ phép nhưng bị công ty từ chối. Anh Liu cho biết sẽ xin phép trường đại học cho anh được học theo giờ giấc linh hoạt.

Trung Quốc: Cha kèm con ôn thi, cả hai cùng đậu đại học -0
Hai thế hệ cùng nhau học tập nghiêm túc. Ảnh: Sina
 

Trả lời Hongxing News, Anh Liu tâm sự, với tư cách là một người cha trong gia đình, điều quan trọng hơn đối với anh là tiếp tục đi làm để hỗ trợ tài chính cho việc học hành của con trai.

Anh Liu cho biết có thể từ bỏ cơ hội trúng tuyển lần này, nhưng không có nghĩa là giấc mơ của mình. Anh sẽ cân nhắc việc tham gia một kỳ thi đại học khác vào năm sau hoặc sau khi nghỉ hưu. Anh Liu cũng đặt mục tiêu học lấy bằng thạc sĩ.

“Tôi có rất nhiều thứ muốn học và cần học. Học hành không bao giờ là muộn và giờ chưa phải lúc để nghỉ ngơi”, anh chia sẻ.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".