"Con đường văn sĩ" của Nguyễn Huy Tưởng

Qua những trang nhật ký được viết từ năm 1938 - 1945, ta bắt gặp một Nguyễn Huy Tưởng đau đáu với bầu nhiệt huyết dành cho văn chương, trăn trở với lẽ sống, lẽ làm người…

“Không có gì quan trọng hơn viết văn”

“Đối với cha tôi, dường như không có gì quan trọng hơn viết văn”. Đó là chia sẻ của nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, tại sự kiện ra mắt sách Con đường văn sĩ, do NXB Kim Đồng tổ chức sáng 24.4.

Ông Nguyễn Huy Thắng chia sẻ về cuốn sách "Con đường văn sĩ", nhật ký của cha mình - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, giai đoạn 1938 - 1945
Ông Nguyễn Huy Thắng chia sẻ về cuốn sách "Con đường văn sĩ", nhật ký của cha mình - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, giai đoạn 1938 - 1945

Ông Nguyễn Huy Thắng xúc động nhớ lại, rất khó nói cụ thể thời điểm ông tiếp cận nhật ký của cha mình, nhưng chắc chắn là rất sớm. Sau khi cha mất, mẹ để tất cả những gì cha để lại trong tủ. Ở đó có sách, tiểu thuyết, kịch, cả những tập bản thảo chưa in, rồi nhật ký, thư từ của cha gửi cho bạn bè.

Nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có tới 30 tập lớn nhỏ, có tập bé bằng lòng bàn tay mà ông tự đóng hồi đi học, được viết liên tục từ 1930 khi ông 18 tuổi đến năm 1960, lúc ông gần ra đi. Nhiều trang viết nét chữ rất nhỏ để tiết kiệm giấy, nhiều trang ngòi bút rất thoáng cho thấy nhà văn tranh thủ thời gian viết khi có thể.

“Ông mất khi tôi mới 5 tuổi, tôi chỉ lơ mơ nhớ cha yêu thương mình như thế nào chứ hầu như không biết gì về cha. Nhật ký của ông chính là cánh cửa mở ra cho tôi đến với thế giới của ông”, ông Nguyễn Huy Thắng nói.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong bước đầu đến với văn chương coi viết nhật ký là một cách rèn luyện cách viết văn. Không những vậy, ông quan niệm: “Tôi đang chép nhật ký và suy xét mình, và tìm lấy một quan niệm về nhân sinh” (nhật ký ngày 24.11.1938). 

Những trang nhật ký được viết suốt những năm 1938 - 1945 đánh dấu hành trình khát khao cống hiến trên con đường văn học của Nguyễn Huy Tưởng. Ông Nguyễn Huy Thắng cho biết, từ năm 1938, Nguyễn Huy Tưởng mới khẳng định mình theo đuổi nghề văn và bắt đầu viết nhật ký một cách đều đặn. Từng trang viết cho thấy cách mà ông đã vượt qua những tìm tòi ban đầu để đến với văn chương, tìm đến lịch sử dân tộc để ký thác tấm lòng, hình thành nên tên tuổi Nguyễn Huy Tưởng ở hai thể tài: tiểu thuyết và kịch.

Những trang sử quý

Con đường văn sĩ hiện rõ những bạn văn chương của Nguyễn Huy Tưởng, gồm các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… “Qua đó, giúp mình hiểu thêm về các nhà văn một thời, hiểu thêm về thế giới văn chương mà cha đã sống, cả những biến động của thời đại, những dấu ấn lịch sử, sự kiện mà cha trực tiếp trải qua hoặc góp phần mình vào đó”, ông Nguyễn Huy Thắng nói.

Nguyễn Huy Tưởng - trăn trở với lẽ sống, lẽ làm người -0

Theo TS. Văn học Đỗ Thanh Nga, nhật ký nhà văn là một tư liệu đặc biệt, bởi trong đó nói lên khát vọng của một con người, ý hướng ra sao, quan niệm sáng tạo văn chương được bộc lộ thế nào... Với Con đường văn sĩ, Nguyễn Huy Tưởng đã phát biểu trực tiếp những trăn trở ấy. “Bởi viết nhật ký là cho chính mình, không muốn để ai đọc nên những gì trong nhật ký là hồn nhiên và chân thực nhất. Nhật ký của nhà văn còn giá trị hơn nữa, vì ở đó có nhiều nỗi niềm trăn trở, suy tư của một người viết văn. Ở Con đường văn sĩ, bên cạnh lý thuyết văn chương, Nguyễn Huy Tưởng nói nhiều đến lẽ sống, lẽ làm người”.

TS. Đỗ Thanh Nga cũng cho rằng, đọc nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng, ta còn tìm thấy các câu chuyện, nhân vật có thật, thấy lịch sử văn chương, lịch sử xã hội, tìm thấy cả bức tranh văn học giai đoạn 1930 - 1945.

Bởi vậy, với nhiều người, đọc Con đường văn sĩ là đọc những trang tư liệu chân thực để tìm hiểu về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức Sở Thuế quan để trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội, nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng. Đồng thời, là những nét phác họa chân thực một thế hệ nhà văn tiền chiến, những trang sử quý về các hoạt động cách mạng và yêu nước của trí thức tiểu tư sản thành thị.

Cuốn sách "Con đường văn sĩ" gồm 3 phần. Phần 1 là những trang nhật ký từ 1938 - 1939 với các nội dung chính: Đời công chức, Mộng văn chương, Em bé Hàng Vôi, Truyền bá quốc ngữ và hôn nhân. Phần 2, nhật ký những năm 1940 - 1943 với các nội dung: Đổi xuống Hải Phòng, Hướng đạo, Tri tân, Đêm hội Long Trì và Mẹ mất.

Phần 3 là những trang nhật ký từ 1943 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ với các nội dung chính: Vũ Như Tô, An Tư, Văn hóa cứu quốc, Tiên Phong.

Giữa phần 1 và phần 2 là “Một thiên kí sự” những trang nhật ký về một tháng tân hôn cũng rất đặc sắc của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Văn hóa - Thể thao

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.