Con đường tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động của Nhật Bản

Trong suốt ba thập kỷ, tiền lương tại Nhật Bản gần như trì trệ, gây ảnh hưởng đến sức mua và chất lượng cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2024, một bước ngoặt đáng chú ý đã diễn ra khi tiền lương danh nghĩa tăng 5,1%. Thành công này đến từ “cuộc tấn công tiền lương mùa xuân” - một truyền thống đàm phán hàng năm giữa công đoàn lao động và người sử dụng lao động nhằm đạt được mức lương tốt hơn.

Theo EAF, mức tăng này không chỉ là thành tựu kinh tế mà còn là một phần của chương trình “Hình thức chủ nghĩa tư bản mới” do Chính phủ Nhật Bản thời cựu Thủ tướng Fumio Kishida thúc đẩy. Chiến lược kinh tế của ông tập trung vào việc đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm, thông qua việc thúc đẩy một chu kỳ phát triển kinh tế ổn định và công bằng trong phân phối thu nhập. Mức tăng lương danh nghĩa được xem như là một bước đệm quan trọng, mở đường cho sự gia tăng mạnh mẽ của mức lương thực tế trong tương lai.

Năng suất lao động và nhu cầu cải cách

Mặc dù tăng trưởng tiền lương danh nghĩa là tín hiệu tích cực, nhưng việc duy trì tăng trưởng tiền lương thực tế bền vững là một thách thức lớn. So với các nước phát triển khác, mức tăng trưởng tiền lương thực tế của Nhật Bản thấp hơn đáng kể. Từ năm 1991 đến 2021, tiền lương thực tế tại Nhật Bản chỉ tăng 1,05 lần - một mức tăng thấp so với Mỹ (1,52 lần), Vương quốc Anh (1,51 lần), Đức và Pháp (đều 1,34 lần). Đây là một lời nhắc nhở rằng tăng trưởng tiền lương phải gắn liền với cải thiện năng suất lao động.

Vào năm 2000, Nhật Bản xếp thứ 21 trong số 35 nước trong bảng xếp hạng năng suất lao động của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Tuy nhiên, đến năm 2023, thứ hạng này đã giảm xuống vị trí 29 trong số 38 nước, đồng thời tỷ lệ năng suất lao động của Nhật Bản so với Mỹ cũng giảm từ 71,4% xuống còn 58,2%. Trước tình hình này, Chính phủ đất nước mặt trời mọc nhận thấy cần thiết phải tiến hành cải cách thị trường lao động để nâng cao năng suất. Tháng 5.2023, chương trình cải cách mang tên “Bộ ba mới” được triển khai nhằm mục đích tăng lương, thu hẹp khoảng cách lương giữa các công ty Nhật Bản và nước ngoài cho các vị trí tương tự, xóa bỏ sự chênh lệch lương dựa trên giới tính, độ tuổi và các yếu tố khác thông qua sự hợp tác giữa khu vực công và tư. Chúng cũng nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ người lao động được tăng lương thông qua thay đổi công việc so với những người bị giảm lương.

Nguồn: AP

Nguồn: AP

Bộ ba mới bao gồm ba trụ cột chính: Thứ nhất, hỗ trợ nâng cao kỹ năng thông qua tái đào tạo. Với lực lượng lao động già hóa, Nhật Bản đang phải đối mặt với yêu cầu mới từ quá trình chuyển đổi xanh và số hóa. Trong khi các công ty Nhật Bản trước đây chỉ chi 0,1% GDP cho phát triển nhân lực, con số này thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác như Mỹ (2,08%) hay Pháp (1,78%). Để khắc phục chênh lệch đó, Chính phủ đã chuyển chiến lược, từ hỗ trợ doanh nghiệp sang hỗ trợ trực tiếp người lao động, nhằm khuyến khích họ nâng cao kỹ năng để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện đại.

Thứ hai, áp dụng hệ thống trả lương theo công việc. Hệ thống trả lương dựa trên thâm niên, vốn phổ biến trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đã trở nên lỗi thời. Mô hình này chỉ phù hợp với giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh, khi các công ty lớn cần giữ chân lao động trung thành và xây dựng lực lượng lao động ổn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu mới, hệ thống này ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế như không phản ánh chính xác giá trị đóng góp của từng cá nhân, làm giảm động lực nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc, hay gây khó khăn cho việc tuyển dụng lao động trẻ tài năng hoặc từ các ngành nghề khác…

Và việc chuyển sang trả lương theo công việc không chỉ thiết lập tiêu chuẩn rõ ràng hơn về vai trò và kỹ năng cần thiết, mà còn thúc đẩy tính minh bạch, nâng cao hiệu quả làm việc, cũng như sức cạnh tranh trong doanh nghiệp. Chính phủ không áp đặt các quy định cứng nhắc mà cung cấp các trường hợp mẫu để các doanh nghiệp tham khảo, bảo đảm sự linh hoạt khi chuyển đổi.

Thứ ba, thúc đẩy sự dịch chuyển lao động trong các ngành tăng trưởng. Sự dịch chuyển này trước đây gặp nhiều trở ngại, bao gồm hệ thống việc làm trọn đời phổ biến ở các doanh nghiệp lớn, trả lương theo thâm niên, ưu đãi thuế không phù hợp và các quy định nghiêm ngặt về sa thải. Chính phủ đã đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn này, nhưng vẫn cần sự hợp tác và thay đổi từ phía doanh nghiệp để đạt hiệu quả tối đa.

Các quy định nghiêm ngặt của Nhật Bản thường yêu cầu người sử dụng lao động phải đưa ra lý do và nhu cầu hợp lý để sa thải, và tòa án thường đứng về phía người lao động trong các tranh chấp làm. Điều này giúp bảo đảm an ninh việc làm, song nó cũng vô tình cản trở sự dịch chuyển lao động giữa các công ty và ngành nghề.

Giải pháp vượt qua thách thức

Để giải quyết vấn đề dịch chuyển lao động và tối ưu hóa hiệu quả của các cải cách trong thị trường lao động, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ người lao động trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Một trong những đề xuất quan trọng là nâng cao mức bồi thường tài chính cho người lao động bị sa thải. Việc cung cấp các gói bồi thường hợp lý sẽ giúp người lao động giảm bớt khó khăn tài chính trong giai đoạn chuyển tiếp và tạo cơ hội để họ tìm kiếm công việc mới.

Thêm vào đó, cần hỗ trợ tái tuyển dụng hiệu quả, với việc tăng cường các cơ chế giúp người lao động tìm kiếm việc làm mới, như kết nối với các nhà tuyển dụng hoặc tổ chức các khóa đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, việc xây dựng một hệ thống bảo hiểm thất nghiệp vững chắc là rất quan trọng để bảo vệ người lao động trong quá trình chuyển đổi, giúp họ duy trì ổn định tài chính và tiếp tục tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, nếu không giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại trong quy định hiện hành, các cải cách trong “Bộ ba mới” có thể không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Bài học từ các quốc gia khác có thể giúp Nhật Bản học hỏi để cải thiện quy trình này. Chẳng hạn, hệ thống học nghề kép của Đức kết hợp đào tạo nghề với thực tập tại các doanh nghiệp, giúp người lao động không chỉ có kiến thức lý thuyết mà còn được trang bị kỹ năng thực tế. Mô hình "Flexicurity" của Đan Mạch kết hợp các chính sách tuyển dụng linh hoạt với hệ thống bảo hiểm thất nghiệp toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chuyển đổi nghề nghiệp khi cần thiết. Ngoài ra, sáng kiến tái đào tạo tại Singapore cung cấp các chương trình trợ cấp trực tiếp cho người lao động, khuyến khích họ học tập suốt đời và thích ứng với những thay đổi trong ngành nghề…

Quốc tế

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Quốc tế

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã công bố chiến lược “ba mũi tên”, bao gồm ​​duy trì thâm hụt tài chính của Mỹ ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng trưởng GDP ở mức 3% mỗi năm và tăng sản lượng dầu khí lên tương đương ba triệu thùng mỗi ngày. Những mục tiêu tham vọng này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới điều mà thị trường tài chính mong đợi đó là tăng trưởng đi đôi với sự ổn định; tuy nhiên, kế hoạch này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính động thái của tân Tổng thống Donald Trump, cũng như phụ thuộc vào thực tế phức tạp về tài chính và thị trường.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Quốc tế

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp

Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới những vấn đề “nóng” như nhập cư, thuế quan, công nghệ và khai thác dầu mỏ. Động thái cho thấy ông đang hiện thực hóa các cam kết tranh cử.

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?
Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?

Trước thềm lễ nhậm chức vào đêm 20.1 (giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố, ngay sau khi bước vào Phòng Bầu dục, ông sẽ ký hàng chục sắc lệnh hành pháp để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Vậy những lời hứa đó là gì, và liệu những nội dung nào sẽ được thực thi ngay lập tức?

Cơ hội đan xen thách thức
Quốc tế

Cơ hội đan xen thách thức

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 2,9%; trong khi đầu tư tư nhân cho thấy một quỹ đạo tích cực hơn, với tăng trưởng dự kiến là 2,2% trong năm nay. Theo trang Thaipbsworld, mặc dù triển vọng kinh tế Thái Lan cho thấy tiềm năng tăng trưởng, song cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Xử lý rác thải điện tử - vấn nạn của kỷ nguyên công nghệ

Rác thải điện tử đang tăng nhanh trên toàn cầu, do sự phát triển công nghệ và nhu cầu thiết bị điện tử. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là loại rác thải nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, rác thải điện tử cũng chứa kim loại quý và nguyên liệu hiếm, mang lại tiềm năng tái chế lớn. Nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách toàn diện để quản lý và tái chế hiệu quả loại rác thải này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hiệu quả ấn tượng của Thượng Hải trong phân loại rác sinh hoạt

Thượng Hải, một trong những thành phố lớn nhất và phát triển nhanh nhất Trung Quốc, không chỉ nổi bật với sự tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ mà còn với những nỗ lực cải cách trong quản lý và phân loại rác thải. Quy trình phân loại rác thải ở Thượng Hải đã phát triển qua nhiều giai đoạn, từ những ngày đầu khi thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế vào thế kỷ XIX, cho đến khi thành phố đưa ra quy định bắt buộc phân loại rác sinh hoạt vào năm 2019.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Mệnh lệnh môi trường và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn

Phân loại rác thải không chỉ là hành động thiết yếu để bảo vệ môi trường, mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, trên thế giới, rác thải được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên tính chất, mức độ nguy hại và khả năng tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện và mức độ chi tiết của hệ thống phân loại này lại khác nhau giữa các quốc gia.

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?
Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung

Nếu trước kia, các cường quốc công nghệ tập trung vào cải thiện khả năng của Trí tuệ Nhân tạo (AI), thì giờ đây, việc Trung Quốc tung ra thế hệ AI mới với chi phí đào tạo rẻ hơn rất nhiều, đã mở ra một biên giới mới cho cuộc đua công nghệ. Điều này sẽ khiến những biện pháp hạn chế về công nghệ và chip mà Mỹ thúc đẩy sẽ khó làm chậm tiến độ của Trung Quốc so với trước đây.

Viết câu chuyện thịnh vượng chung
Quốc tế

Viết câu chuyện thịnh vượng chung

Tròn 60 năm sau khi Singapore tách khỏi Malaysia, hai nước đã đạt được thỏa thuận thành lập Đặc khu kinh tế chung Johor - Singapore (JS - SEZ), một khuôn khổ giúp hai nước láng giềng bước vào một liên minh kinh tế chưa từng có, được kỳ vọng mang lại sự thịnh vượng chung mà người dân hai nước tìm kiếm từ lâu.