Côn Đảo - Bản hùng ca giữa trùng khơi

Đây là chủ đề triển lãm 3D do Trung tâm Bảo tồn di tích quốc gia Côn Đảo, Sở Văn hóa và Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Triển lãm trưng bày hơn 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc được lựa chọn từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo và các nguồn sưu tầm khác.

Lịch sử hình thành và phát triển của Côn Đảo sẽ được tái hiện trong triển lãm, với điểm nhấn về hệ thống nhà tù, bằng chứng rõ nét cho sự khốc liệt của hai cuộc chiến tranh vệ quốc nhưng cũng là biểu tượng cho tinh thần kiên cường và ý chí học tập mạnh mẽ của các chiến sĩ cộng sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, triển lãm cũng góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của biển, đảo đối với an ninh quốc phòng và sự phát triển bền vững của đất nước.

c1.jpg
Nội dung trưng bày về lịch sử Côn Đảo thời Nguyễn

Triển lãm được tổ chức trên nền tảng trực tuyến với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, đưa công chúng khám phá vùng đất Côn Đảo từ buổi sơ khai đến ngày nay, với bố cục 3 phần: Côn Đảo thuở hồng hoang; Côn Đảo - Từ "địa ngục trần gian" đến trường học đấu tranh cách mạng; Côn Đảo - Từ trang sử hào hùng đến thiên đường du lịch.

Trong đó, Côn Đảo thuở hồng hoang giới thiệu các di tích và di vật khảo cổ từ thời tiền sử và sơ sử, là minh chứng cho sự hiện diện và khai phá của người Việt cổ từ hàng nghìn năm trước, thuộc văn hóa Sa Huỳnh hải đảo. Đây cũng là cột mốc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trên vùng biển Đông.

Đến thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, Côn Đảo bước vào thời kỳ phát triển mới. Chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát quần đảo vào cuối thế kỷ XVII, và thời nhà Nguyễn đã chiêu mộ dân cư, hỗ trợ định cư, phát triển kinh tế, đồng thời sử dụng đảo làm nơi giam giữ phạm nhân, củng cố quản lý vùng biển chiến lược này.

p2b-27.jpg
Tù nhân nghe tin tức trong phòng giam Côn Đảo

Côn Đảo - Từ “địa ngục trần gian” đến trường học đấu tranh cách mạng giúp công chúng thấy được một Côn Đảo đầy đau thương trong giai đoạn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi hàng nghìn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước bị đày đọa, nhưng cũng chính tại nơi đây, nhiều phong trào kháng chiến, đấu tranh giành độc lập đã được hình thành.

p2d-14.jpg
Một hình ảnh tại triển lãm

Triển lãm cũng tái hiện hoạt động của một số phong trào nổi bật như phong trào chống li khai, phong trào chống chào cờ, tráo án, bảo vệ khí tiết của các chiến sĩ cộng sản kiên trung đã làm nên một “trường học đấu tranh cách mạng” ngay giữa lòng “địa ngục trần gian”.

Những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và ý chí kiên cường của các chiến sĩ cách mạng sẽ được tái hiện qua các tài liệu, tư liệu và hình ảnh lịch sử quý giá này.

khong-gian.jpg
Côn Đảo hiện là một địa chỉ du lịch nhiều người ưa thích

Côn Đảo - Từ trang sử hào hùng đến thiên đường du lịch phản ánh Côn Đảo của ngày hôm nay, không chỉ là một di tích lịch sử quốc gia đặc biệt mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn, hòa quyện giữa vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và giá trị văn hóa sâu sắc. Đây cũng là nội dung giúp công chúng hiểu rõ hơn về sự chuyển mình mạnh mẽ của Côn Đảo, từ “địa ngục trần gian” trở thành thiên đường du lịch.

Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật truyền thống "xuyên không"
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật truyền thống "xuyên không"

Chèo “xuyên không” về thời hiện đại, cải lương đưa khán giả tới thế giới tương lai, hay tuồng mang tới trải nghiệm đa giác quan… Nghệ thuật truyền thống đang nỗ lực bắc những nhịp cầu nối quá khứ và hiện tại, đưa các giá trị văn hóa truyền thống vươn xa hơn, chạm đến trái tim thế hệ trẻ hôm nay.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Việt UNESCO Phạm Đình Ngọc cho chữ
Văn hóa - Thể thao

Tôn vinh giá trị của thực học, chân tài tại Hội chữ Xuân 2025

Với chủ đề "Thực học", Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 khai mạc chiều 23.1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đề cao truyền thống hiếu học, khuyến khích học hành của các bậc tiền nhân. 47 người viết thư pháp Hán - Nôm và quốc ngữ tham gia Hội chữ mang đến cho công chúng những bức thư pháp đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành trong mùa xuân mới.

Cơm nhà và cỗ Tết
Văn hóa

Cơm nhà và cỗ Tết

Khác với cơm nhà là những món ăn bình dị, thân thuộc, mâm cỗ Tết cầu kỳ về hình thức, cách chế biến nhưng cùng chứa đựng biết bao tâm tình; với người Việt, bữa cơm là lúc mọi thành viên quây quần bên nhau, là cầu nối gắn kết gia đình, động lực để trở về.

Chương trình chính luận nghệ thuật "Hành trình vinh quang" - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Chương trình chính luận nghệ thuật "Hành trình vinh quang" - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tối 23.1, hướng tới kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025), tại Cột Cờ Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Hành trình vinh quang". Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình. Cùng dự có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương cùng đông đảo đảng viên, quần chúng ưu tú.

Khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025

Với chủ đề "Thực học", Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 khai mạc chiều 23.1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 47 người viết thư pháp Hán - Nôm và quốc ngữ tham gia Hội chữ mang đến cho công chúng những bức thư pháp đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành trong mùa xuân mới.

Họa sĩ trẻ kể chuyện con giáp
Văn hóa - Thể thao

Họa sĩ trẻ kể chuyện con giáp

Triển lãm "12 con giáp" của họa sĩ Đặng Việt Linh tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đầu tháng 1.2025 thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu nghệ thuật. Bộ tranh được thực hiện từ năm Quý Tỵ 2013 đến năm Ất Tỵ 2025, mang đến góc nhìn mới mẻ về hình tượng con giáp trong văn hóa Á Đông.