Cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng thế nào với ngành Giáo dục?

Ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: Cơn bão số 3 (Yagi), đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều tỉnh, thành phố ở miền Bắc. Trong thiệt hại chung, ngành Giáo dục cũng gánh chịu nhiều thiệt hại.

Đến thời điểm này đã có học sinh, giáo viên thiệt mạng, mất tích do bão lũ; hàng chục ngàn trường học bị hư hại; hàng triệu học sinh chưa thể đến trường.

Cụ thể, tại Thái Nguyên có hàng nghìn hộ gia đình bị ngập, trong đó có 500 hộ của thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên trường học. Nhiều trường học bị ngập sâu trong nước, thiệt hại chưa ước tính cụ thể nhưng sẽ là rất nặng nề. Một số gia đình, trong đó có nhà ở của các thầy, cô giáo vẫn ngập sâu, đang được cứu trợ khẩn cấp.

Là địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3, các trường học tại Hải Phòng đều bị thiệt hại về cơ sở vật chất, trong đó có 20% số trường bị thiệt hại nghiêm trọng, không thể khắc phục ngay mà phải kéo dài hàng tháng. Nhà công vụ của 30 giáo viên vùng hải đảo bị tốc mái, hư hỏng nặng nề.

Tại Tuyên Quang, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng trong đợt mưa lũ vừa qua. Trong đó nặng nhất là Trường PTDT Nội trú THCS,THPT huyện Chiêm Hóa, khu ký túc của trường bị ngập hết tầng 1, giáo viên phải lên UBND huyện ở nhờ. Trường THPT Na Hang bị ngập nhà công vụ.

Tại Bắc Kạn, có 30 nhà giáo viên bị ảnh hưởng, trong đó nhà của 1 giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể) sập hoàn toàn. Có 1 nhà công vụ giáo viên tại huyện Pắc Nặm bị tốc mái. Có 40 trường học trong tỉnh bị tốc mái, sập hàng rào. Điểm trường mầm non ở Ba Bể bị ngập hoàn toàn, trang thiết bị bị hỏng trị giá 100 triệu đồng.

bao-yen-3-3495.jpg
Các sinh viên trường Cao đẳng Lào Cai giúp đỡ trường học ở Bảo Yên (Lào Cai) khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh: Hà Thuận

Nhiều trường học trong tỉnh Phú Thọ bị tốc mái, đổ tường rào trong đợt mưa lũ vừa qua. Đặc biệt, sự cố sập cầu Phong Châu đã ảnh hưởng đến hơn 500 học sinh khối THPT phải đi học qua cầu. Để giải quyết sự cố này, Sở GD-ĐT Phú Thọ đã họp với các trường để bố trí chỗ học, tăng cường số lớp, huy động giáo viên ở các khu vực khác đến dạy học sinh, tạm khắc phục đến khi có cầu phao.

Do ảnh hưởng của mưa bão, ngành GD-ĐT tỉnh Cao Bằng đã có thiệt hại về người với 4 học sinh thiệt mạng, 2 giáo viên và 1 học sinh mất tích.

Tại Lào Cai, nhiều đơn vị hành chính, trường học, nhà dân ngập trong biển nước và bùn đất. Khi lũ rút, tại các trường học bàn ghế ngổn ngang, khắp nơi từ sân trường đến hành lang, trong lớp học đều phủ lớp bùn dày hàng chục centimet. Nhiều bàn ghế và thiết bị học tập bị hư hỏng nặng.

Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại huyện Bảo Yên (Lào Cai) có 7 trường học bị ngập lụt hoàn toàn; trên 30 trường học bị sạt lở, hư hỏng tài sản, cơ sở vật chất. Hiện, thị trấn Phố Ràng vẫn đang ngập nước; nhiều trường, điểm trường ở các xã vẫn chưa thể thông tin liên lạc.

Đau thương hơn khi trận lũ quét đã vùi lấp 38 hộ dân tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh khiến 42 người tử vong và 53 người đang mất tích (tính đến 10 giờ sáng 12.9). Trong đó, có 27 học sinh bị tử vong (20 học sinh của trường TH,THCS số 1 Phúc Khánh).

Cùng với đó, hàng trăm trường học đã phải dừng việc học hoặc chuyển sang trạng thái học online. Đến thời điểm này, dù một số địa phương đã cho học sinh quay trở lại học nhưng do mất điện, mất nước nên chỉ có một số ít trường tổ chức ăn bán trú cho học sinh.

Với tinh thần “Vì đồng nghiệp thân yêu - chung tay hỗ trợ giáo dục vùng bị bão lũ”, ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết: Cán bộ, nhà giáo, người lao động trong các đơn vị trường học cả nước đã quan tâm động viên, chung tay hỗ trợ để các thầy, cô giáo, học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và mưa lũ gây ra.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng đã đề nghị các đơn vị huy động các nguồn lực để chăm lo cho đội ngũ nhà giáo, người lao động. Ở các tỉnh, thành phố không ảnh hưởng, cần huy động các nguồn lực nhưng không để ảnh hưởng đến giáo viên của mình. Đồng thời cập nhật thông tin thiệt hại về người, tài sản, điều kiện dạy học báo cáo Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng
Giáo dục

Sóc Trăng: Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng. Đồng thời vận động xây dựng 26 căn nhà khuyến học cho học sinh khó khăn về nhà ở để các em yên tâm học tập tốt, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6

Ngày 2.10, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...