Có nên sửa tên gọi “kỳ họp bất thường”?

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội chiều nay, 12.2, một số đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề nên sửa khái niệm “kỳ họp bất thường” thành "kỳ họp chuyên đề” bởi các Kỳ họp bất thường được tổ chức từ đầu nhiệm kỳ đến nay đều mang tính chất chuyên đề, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đặt ra.

Tán thành với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về dự án Luật, ĐBQH Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) nhận thấy, dự thảo Luật đã thể hiện tinh thần mới trong công tác xây dựng, ban hành pháp luật theo hướng ngắn gọn, đầy đủ những nội dung căn bản, ổn định.

Quan tâm đến đến việc Quốc hội tổ chức các kỳ họp bất thường, ngoài các kỳ họp thường lệ 2 kỳ họp/năm, đại biểu Lê Xuân Thân nhận thấy, các kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức từ đầu nhiệm kỳ đến nay đều mang tính chất chuyên đề, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đặt ra.

dbqh-le-xuan-than-khanh-hoa-1.jpg
ĐBQH Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cho rằng, việc Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường chỉ nên diễn ra trong những tình huống khẩn cấp, chiến tranh, đột xuất, đại biểu Lê Xuân Thân kiến nghị nên thay khái niệm “kỳ họp bất thường” thành "kỳ họp chuyên đề”. Theo đó, đề nghị bổ sung khoản 3 tại Điều 90 dự thảo Luật theo hướng “ngoài hai kỳ họp thường lệ, Quốc hội có thể họp chuyên đề theo triệu tập của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội”.

dbqh-nguyen-anh-tri-ha-noi.jpg
ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cũng băn khoăn về tên gọi “kỳ họp bất thường” vì nghe “hơi căng", ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội) đề nghị nên nghiên cứu có tên gọi phù hợp hơn. Đại biểu cũng nhấn mạnh, “khi nào nhân dân cần, đất nước cần thì Quốc hội họp, họp thật hiệu quả, thật hợp lý và tiết kiệm thời gian”.

Cùng quan điểm này, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cũng cho rằng, cái gì bất thường nhiều sẽ thành bình thường, do đó đề nghị, nếu đổi tên từ “kỳ họp bất thường” thành “kỳ họp chuyên đề” để mỗi kỳ họp trở thành công việc bình thường của Quốc hội nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước.

dbqh-ta-van-ha-quang-nam.jpg
ĐBQH Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nêu quan điểm về tên gọi của Kỳ họp bất thường của Quốc hội, ĐBQH Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, tên gọi “kỳ họp bất thường” không phải vấn đề bởi lẽ việc Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu về giải quyết, tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, pháp luật vốn được xem là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” trong thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đại biểu Tạ Văn Hạ nhấn mạnh, việc Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường nhằm giải quyết những vấn đề thực sự cấp bách thực tiễn đặt ra, cần phải giải quyết “ngay, sớm và gấp” mà không thể chờ đến kỳ họp thường kỳ.

Mặc dù từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội đã tổ chức 9 kỳ họp bất thường, song đại biểu Tạ Văn Hạ cũng nhấn mạnh, hy vọng của cử tri, Nhân dân và các đại biểu Quốc hội là càng về sau Quốc hội sẽ không cần phải tổ chức nhiều kỳ họp bất thường nữa do các “điểm nghẽn” về thể chế, pháp luật dần được tháo gỡ, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn. Do đó, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, không cần phải chuyển “kỳ họp bất thường” thành kỳ họp bình thường.

phien-hopbt-02-1747.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tại phiên thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Tiếp thu, giải trình vấn đề này tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng tên gọi “kỳ họp không thường kỳ” hay “kỳ họp chuyên đề” đều không vướng quy định của Hiến pháp và cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của ĐBQH và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi nhận, các ý kiến tại phiên thảo luận đều rất cụ thể, thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao, tâm huyết của các ĐBQH, với mong muốn sửa đổi, bổ sung những nội dung đáp ứng yêu cầu về đổi mới tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn.

doan-son-la.jpg
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

“Ngay sau phiên họp này, từ tối nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo tổ chức các nhóm làm việc, chỉ đạo Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc, giải trình đầy đủ 76 ý kiến của các ĐBQH đã phát biểu tại các phiên thảo luận tại Tổ và tại Hội trường về dự án Luật và các ý kiến góp ý bằng văn bản nếu có, nhằm hoàn chỉnh dự thảo Luật với chất lượng cao nhất. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có báo cáo tiếp thu, giải trình gửi các ĐBQH và trình Quốc hội xem xét quyết định vào cuối Kỳ họp này theo chương trình Kỳ họp”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Thời sự Quốc hội

Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là hết sức cần thiết
Thời sự Quốc hội

Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là hết sức cần thiết

Ngày 12.2, thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các ĐBQH TP. Hà Nội cơ bản thống nhất với sự cần thiết sửa đổi để thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị và kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp Phiên toàn thể lần thứ 11

Chiều tối 12.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 11, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về các cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Nên mở rộng đối tượng, phạm vi tham vấn chính sách
Chính trị

Nên mở rộng đối tượng, phạm vi tham vấn chính sách

Sáng nay, 12.2, thảo luận tại Tổ 16 (gồm các Đoàn Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về các dự án Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Cơ bản tán thành với các quy định của các dự án luật, tuy nhiên, với vấn đề tham vấn chính sách, đại biểu đề nghị cần mở rộng đối tượng và phạm vi tham vấn, đặc biệt là mời ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và những đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách.

Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Thời sự Quốc hội

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật

Chiều 12.2, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Kịp thời đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn đặt ra

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Tổ 17 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang), các ý kiến đại biểu đều khẳng định, dự thảo Luật đã thể chế hóa nhiều chủ trương, định hướng đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra. 

Thảo luận tại Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn

Cho ý kiến thảo luận về Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH Khánh Hòa, Đồng Tháp, Hải Dương) sáng 12.2, các ĐBQH đánh giá dự án Luật có nhiều điểm tiến bộ, nếu được Quốc hội thông qua sẽ hỗ trợ tích cực công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết

Thực tiễn đặt ra những vấn đề cụ thể, cấp bách trong một thời gian ngắn thì chúng ta phải giải quyết, xử lý ngay, do đó quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong phiên thảo luận tổ sáng 12.2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Chính trị

Cân nhắc quy định tên gọi các Ủy ban của Quốc hội trong Luật

Sáng 12.2, thảo luận tại Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, Quốc hội có tính đặc thù, không giống các cơ quan khác. Cơ cấu, tổ chức của Quốc hội là thiết chế rất căn bản nên cần nghiên cứu, cân nhắc quy định tên gọi của các Ủy ban trong Luật, những nội dung khác có thể giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm tinh gọn, nâng cao hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nhấn mạnh việc sửa đổi các luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, để thực hiện được mục tiêu đã đề ra thì mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn Đảng và hệ thống chính trị đều phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.

Thảo luận tại Tổ 5. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Rút ngắn thời gian xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu phát triển

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang và Lào Cai, có ý kiến cho rằng, rút ngắn thời gian xây dựng luật là vấn đề rất quan trọng, qua đó giúp bảo đảm sự linh hoạt của các cơ quan hành pháp, đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn các yêu cầu đặt ra đối với phát triển đất nước.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống
Thời sự Quốc hội

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống

Sáng 12.2, sau khi làm việc tại Hội trường, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Vĩnh Long (Tổ 8) thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). 

Quang cảnh họp Tổ 15
Thời sự Quốc hội

Khơi thông “điểm nghẽn”, tận dụng tối đa cơ hội phát triển

Thảo luận tại Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận sáng 12.2, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa giúp khơi thông những “điểm nghẽn” vừa tạo điều kiện để nước ta tận dụng tối đa các cơ hội phát triển. Đây là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội

Phát biểu tại Phiên thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương) sáng nay, 12.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của Quốc hội, đặc biệt là trong giám sát các văn bản, tránh tình trạng cơ quan cấp dưới lạm quyền, sử dụng văn bản thuộc thẩm quyền của mình để cản trở doanh nghiệp, cản trở nhân dân. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại tổ 10 - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Linh hoạt về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ 10 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi, An Giang, có ý kiến cho rằng, tham vấn chính sách bằng hình thức hội nghị là rất khó, đơn cử, không phải lúc nào các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng có thể đến dự họp để tham vấn. Trong thời đại công nghệ thông tin, nên linh hoạt hơn về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa Luật phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình

"Chúng ta sửa Luật này là trụ cột cho việc xây dựng các luật mới cũng như sửa đổi, bổ sung các luật bảo đảm đúng thẩm quyền”, Nhấn mạnh điều này tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng nay, 12.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ về 2 dự án Luật
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ về 2 dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng nay, 12.2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham gia thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang.