Có nên mở rộng đối tượng giảm 2% thuế VAT?

Trong phiên họp sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí trình Quốc hội việc tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2024. Như vậy, tại đợt họp thứ hai của Kỳ họp thứ Bảy, dự kiến từ ngày 17 - 28.6 tới, nội dung này sẽ được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT của Chính phủ có lẽ được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình. Một phần bởi chính sách này sau 3 đợt triển khai (cả năm 2022, 6 tháng cuối năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024) đã đạt được mục tiêu đề ra, đó là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Báo cáo của Chính phủ cho biết, chính sách giảm 2% thuế VAT đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân khoảng 11,488 nghìn tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2024; trong 6 tháng cuối năm 2023 hỗ trợ 23,4 nghìn tỷ đồng; cả năm 2022 hỗ trợ 51,4 nghìn tỷ đồng. Tương ứng, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I.2024 tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước; quý III và quý IV.2023 tăng lần lượt 7,5% và tăng 9,3%, cả năm tăng 9,6%; năm 2022 tăng 19,8%.

Một phần khác, khó khăn vẫn đang đeo bám doanh nghiệp. Luỹ kế 5 tháng đầu năm nay, có đến hơn 97.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các dự báo tăng trưởng đều thấp hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 5 tháng đầu năm dù tăng trưởng khá (8,7%), song vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và các năm trước đại dịch. Điều này cho thấy, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình đã được cải thiện một phần nhưng chưa bền vững. Trong khi đó, tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, tiếp tục giảm thuế VAT là cần thiết giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, qua đó thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều còn băn khoăn ở đây là có nên mở rộng nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế VAT hay không? Theo phản ánh của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thời gian qua, các doanh nghiệp gặp khá nhiều vướng mắc trong việc phân loại hàng hóa nào phải chịu thuế 10%, hàng hóa nào được giảm thuế xuống 8%. Có doanh nghiệp phải thuê thêm người làm kế toán để điều chỉnh hóa đơn và sổ sách cho đúng với mức thuế mới. Không ít doanh nghiệp đàm phán mua bán hàng hóa, thỏa thuận xong hết với khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả nhưng không thống nhất về mức thuế 8% hay 10% nên không ký được hợp đồng. Cũng có trường hợp doanh nghiệp thực hiện các gói thầu xây lắp phát sinh tranh chấp với đối tác khi quyết toán chỉ vì hai bên có quan điểm khác nhau về mức thuế suất. Để tránh phát sinh chi phí xã hội và gia tăng rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, VCCI đề xuất phương án giảm thuế VAT cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8%.

Ủng hộ phương án tiếp tục giảm thuế VAT trong năm 2024, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng đề xuất cân nhắc mở rộng đối tượng áp dụng, như quan điểm của VCCI. Tuy nhiên, lý do VEPR đưa ra là động lực tiêu dùng nội địa - động lực của tăng trưởng - còn yếu, chưa phục hồi so với trước đại dịch Covid-19. Trước đại dịch, tiêu dùng đóng góp 7,1% vào tăng trưởng nhưng trong suốt năm 2023 cho đến quý I.2024 tiêu dùng chỉ còn đóng góp 4,9%.

Có nên mở rộng đối tượng giảm thuế VAT hay không - vấn đề này sẽ được các đại biểu Quốc hội cân nhắc trên nhiều khía cạnh. Giảm thuế cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ là điều doanh nghiệp, người dân mong muốn và sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế, song “liệu cơm gắp mắm” trong bối cảnh ngân sách nhà nước không thực sự dư dả cũng là điều cần tính đến.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để "tạo khúc quanh” đối với phát triển

Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực bằng các biện pháp, hình thức kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là một trong những nội dung được nêu rõ trong Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành mới đây để thực hiện Quy định 178-QĐ/TW (ngày 27.6.2024) của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những “cánh rừng”, những “cánh đồng” cho các “đàn ong” lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?"
Chính sách và cuộc sống

Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên mới

“Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị “tổ” cho “đại bàng”, điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những “cánh rừng”, những “cánh đồng” cho các “đàn ong” lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?... Chúng ta có chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?".

Áp lực và động lực
Chính sách và cuộc sống

Áp lực và động lực

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “gợi mở”: cần thực hiện chính sách khoán tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đột phá khoa học, công nghệ cần chấp nhận mạo hiểm

Hơn một năm trước, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Giải phóng nguồn lực Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”. Tại đây, đại diện một tập đoàn lớn cho biết, theo quy định, doanh nghiệp được sử dụng Quỹ này để mua bí kíp công nghệ. Vậy nhưng doanh nghiệp “chịu”, không mua được vì không tìm nổi “báo giá”. “Đã là “bí kíp” thì lấy đâu ra báo giá, mà không có báo giá thì không thể tiến hành đấu thầu”, đại diện doanh nghiệp giải thích.

Người dân tuân thủ nghiêm tín hiệu đèn giao thông
Chính sách và cuộc sống

Nghị định 168 - vì sự an toàn của người dân là trên hết

Dù mới có hiệu lực thi hành 2 tuần nhưng Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 168) được đánh giá là một trong những nghị định đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất. Ý thức tuân thủ pháp luật giao thông của người dân được nâng lên, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông đã giảm đáng kể.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách vượt trội, công bằng, nhân văn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang trong giai đoạn gấp rút với tinh thần khẩn trương “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách bảo đảm công bằng, nhân văn đối với những đối tượng do sắp xếp tổ chức bộ máy, cũng như chính sách vượt trội để giữ chân, thu hút người tài.

Nhiều điểm nhấn ấn tượng
Chính sách và cuộc sống

Nhiều điểm nhấn ấn tượng

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đến thời điểm này, có thể khẳng định, “chuyến tàu kinh tế” 2024 đã về đích với nhiều điểm nhấn ấn tượng như tăng trưởng GDP đạt trên 7%; 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt...