Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Cơ hội và thách thức với bà Kamala Harris

Sau khi được Tổng thống Joe Biden “truyền ngọn đuốc”, Phó Tổng thống Kamala Harris gần như chắc suất đề cử đại diện đảng Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Mặc dù khởi đầu với nhiều thuận lợi, nhưng cuộc chạy đua này của bà Harris được cho là sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể từ “di sản” của ông Joe Biden, có thể đặt bà vào thế khó.

Nhanh chóng giành được nhiều sự ủng hộ

Sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố từ bỏ nỗ lực tranh cử, Phó Tổng thống Kamala Harris đã chính thức rời vị trí vai trò hậu thuẫn mà trở thành một ứng viên tranh cử trên đường đua vào Nhà Trắng. Sự xuất hiện của một ứng cử viên trẻ tuổi hơn cựu Tổng thống Donald Trump - người vừa nhận được đề cử chính thức của đảng Cộng hoà, đã giúp đảng Dân chủ giải quyết được bài toán về tuổi tác. Đây cũng được xem là một ưu thế lớn giúp cho bà Harris nhanh chóng giành được nhiều sự ủng hộ từ cử tri và những người đồng đảng.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris vận động tranh cử lần đầu tiên trong vai trò mới ở bang chiến địa Wisconsin. Ảnh: AP
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vận động tranh cử lần đầu tiên trong vai trò mới ở bang chiến địa Wisconsin. Ảnh: AP

Đa số các đảng viên Dân chủ trên toàn quốc đều công khai đứng về phía bà Harris, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Theo ước tính của CNN, tính đến tối ngày 22.7, Phó Tổng thống đã nắm trong tay số phiếu nhiều hơn 1.976, đủ điều kiện giành được đề cử trong vòng bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Dân chủ. Bên cạnh sự ủng hộ từ các chính trị gia đảng Dân chủ, chỉ trong 48 giờ sau khi Tổng thống Biden tuyên bố rút lui, số tiền đóng góp vào quỹ tranh cử của bà Harris đã tăng vọt. Ban vận động tranh cử của bà cũng thông báo đã nhận hơn 100 triệu USD của 1,1 triệu người ủng hộ từ trưa ngày 20.7 tới tối ngày 22.7.

Hơn nữa, kết quả thăm dò mới đây nhất được CNN thực hiện kể từ khi ông Joe Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử cho thấy, cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa đang dẫn trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ, với cách biệt 49% - 46%, một tỷ lệ sít sao hơn so với các cuộc thăm dò trước đây của CNN về tỷ lệ ủng hộ đối với ông Trump và ông Biden. Khoảng 95% cử tri ủng hộ ông Joe Biden trong các cuộc thăm dò trước đây của CNN cho biết, họ sẽ ủng hộ bà Harris; trong khi 92% những người ủng hộ ông Trump trước đây khẳng định sẽ gắn bó với vị cựu Tổng thống này.

Cũng theo kết quả thăm dò trên, sự ủng hộ đối với bà Harris trong giới trẻ, cử tri da màu và cử tri nói tiếng Tây Ban Nha đã mạnh hơn so với ông Biden. Ngoài ra, Phó Tổng thống Mỹ cũng giành thêm lợi thế trong số các cử tri độc lập so với ông Biden khi khoảng cách giữa bà Harris và ông Trump đang thu hẹp đáng kể. Theo đó, ông Trump dẫn trước bà Harris với tỷ lệ 46% - 43% ở nhóm cử tri trên, trong khi cách biệt trước đây giữa ông Trump và ông Biden là 47% - 37%. Một tín hiệu tốt đối với đảng Dân chủ.  

Thêm vào đó, hôm 23.7, bà Harris đã chứng tỏ lợi thế tranh cử với tư cách một lãnh đạo Nhà Trắng, khi đã thay mặt Tổng thống Joe Biden (người đang trong thời gian cách ly vì Covid-19) để tổ chức tiếp đón các đội vô địch của Hiệp hội điền kinh Đại học quốc gia. Tại buổi tiếp đón, Phó Tổng thống Harris đã gửi lời tri ân xúc động đến ông Joe Biden, đồng thời đề cao những di sản của Tổng thống đương nhiệm sau hơn nửa thế kỷ tham gia chính trường.  

Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer nhận định, “người tiếp đuốc” của Tổng thống Joe Biden “đã có một khởi đầu tuyệt vời trên đường đua tranh cử”, hứa hẹn một cuộc đua vào Nhà Trắng đầy cơ hội và thách thức. 

“Cơn bão” đang ở phía trước

Theo nhận định của CNBC, trong bối cảnh nữ Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang đứng trước khả năng cao nhận được sự đề cử của Đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, bà sẽ phải chuẩn bị đối mặt áp lực không nhỏ đến từ Đảng Cộng hòa và ứng viên Donald Trump; cũng như việc tiếp nối “di sản” của ông Joe Biden có thể mang lại những khó khăn nhất định cho bà Harris.

Chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học St. Andrews (Scotland), ông Phillips O'Brien nhận định rằng: “Chính quyền của bà Kamala Harris sẽ không khác nhiều so với chính quyền ông Joe Biden. Điều này đồng nghĩa, ngoài việc tiếp nối những quyết sách bảo vệ quyền phá thai mang lại nhiều sự ủng hộ, bà Harris cũng phải tìm cách đảo ngược suy nghĩ của cử tri trong các vấn đề kinh tế, biên giới và viện trợ nước ngoài, đặc biệt khi ông Trump thường dẫn đầu cuộc thăm dò dư luận đối với các vấn đề này”.

Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của công ty Moody’s Analytics nhận định, nhiều khả năng bà Harris sẽ tiếp tục nỗ lực của ông Biden trong một số vấn đề và chấm dứt chương trình giảm thuế mà cựu Tổng thống Donald Trump đã triển khai vào năm 2017, dự kiến sẽ hết hạn vào năm 2025. Ông cho biết thêm, bà Harris vẫn có nhiều yếu tố kinh tế tích cực để dựa vào khi tranh cử. Chẳng hạn, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức 4,1%, thấp so với tiêu chuẩn lịch sử, và khu vực phi nông nghiệp của Mỹ có thêm hơn 1,3 triệu công việc mới chỉ riêng trong năm 2024. Người tiêu dùng - lực lượng chiếm 2/3 trong nền kinh tế có quy mô 28 nghìn tỷ USD của Mỹ, vẫn giữ vững được sức chi tiêu, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ 2,3% trong vòng 1 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, lạm phát vẫn là vấn đề khiến cử tri Mỹ bất mãn nhiều nhất. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ tăng 3% trong tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ bằng 1/3 mức đỉnh hồi giữa năm 2022, nhưng vẫn cao gấp hơn 2 lần so với ở thời điểm ông Biden nhậm chức vào năm 2021. Giá thực phẩm đã tăng 21% kể từ khi ông Biden và bà Harris lên cầm quyền, giá năng lượng tăng 33% và giá nhà trung vị tăng 18,5%. Thêm vào đó, nợ công và thâm hụt ngân sách cũng là trở ngại không nhỏ đối với bà Harris. Cụ thể, nợ chính phủ liên bang Mỹ đã tăng thêm khoảng 7,2 nghìn tỷ USD trong nhiệm kỳ của ông Biden, tương đương mức tăng hơn 25%. Năm nay, thâm hụt ngân sách liên bang được dự báo sẽ tiến gần hơn tới mức 2 nghìn tỷ USD.

Trong vấn đề biên giới, Phó Tổng thống hiện không nhận được nhiều thiện cảm từ người dân. Vào đầu nhiệm kỳ, bà Harris đã được giao nhiệm vụ giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới Mỹ - Mexico; song bà đã có những phát biểu gây tranh cãi sau đó, bao gồm các phát biểu tại cuộc phỏng vấn trên đài NBC hồi năm 2021 với người dẫn chương trình Lester Holt, đã khiến bà trở thành mục tiêu công kích của đảng đối lập.

Ngoài ra, đội ngũ tranh cử của ông Donald Trump mới đây đã gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC), cáo buộc Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala vi phạm Đạo luật Chiến dịch Bầu cử Liên bang năm 1971. Theo lập luận từ các luật sư của ông Trump, bà Harris không có quyền sử dụng quỹ tài trợ 91 triệu USD do bà vẫn chưa chính thức trở thành ứng cử viên đại diện đảng Dân chủ. Hơn nữa, theo các nhà quan sát, chiến dịch tranh cử của ông Trump sẽ cố gắng biến lý lịch công tố viên thành điểm bất lợi đối với Phó Tổng thống Kamala Harris, bằng cách nhấn mạnh vào thành tích cải cách tư pháp của cựu Tổng thống; đồng thời tấn công các quyết định truy tố và ân xá trước đây của bà Harris.

Quốc tế

Các ứng cử viên hàng đầu: Tổng thống đương nhiệm Ranil Wickremesinghe; lãnh đạo phe đối lập Sajith Premadasa; Anura Kumara Dissanayake của NPP; và Namal Rajapaksa của SLPP
Thế giới 24h

Khó có những thay đổi mang tính bước ngoặt

Hôm nay, 21.9, Sri Lanka bước vào cuộc bầu cử Tổng thống được đánh giá là quan trọng nhất kể từ khi nước này giành độc lập. Theo các chuyên gia, đây là cuộc bầu cử khó đoán nhất trong vòng 4 thập kỷ qua, nhưng ai trở thành Tổng thống tiếp theo cũng khó theo đuổi những thay đổi mang tính bước ngoặt bởi những trói buộc của cuộc khủng hoảng kinh tế và nhu cầu hợp tác với các tổ chức đa phương trong tương lai.

Các nhà lãnh đạo Nhóm Đối thoại An ninh bốn bên (Quad) gặp nhau tại Tokyo, Nhật Bản tháng 5.2022
Thế giới 24h

Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ 2024: Chia tay để tiếp nối

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đón các nhà lãnh đạo của Ấn Độ, Australia và Nhật Bản tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Đối thoại An ninh bốn bên (Quad) cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình tại Wilmington, bang Delaware vào ngày 21.9 tới. Cuộc họp lần này dự kiến tập trung tăng cường hội tụ chiến lược giữa các nước thành viên, thúc đẩy tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, mang lại lợi ích cụ thể cho các đối tác ở khu vực này.

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.