Cô giáo mầm non mẫu mực trong nghề, tận tâm với trẻ

Đó là cô giáo Nguỵ Thị Thanh – Giáo viên trường mầm non Tư Mại, Yên Dũng- Bắc Giang. Cô là một trong những giáo viên điển hình về lòng nhiệt tình, tận tâm với công việc, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của Nhà trường.

Cô giáo mầm non "người mẹ thứ hai” của trẻ

Nghề giáo viên mầm non có những đặc thù, nỗi niềm riêng không dễ gì trải lòng. Chăm sóc, nuôi dạy một đứa trẻ đã khó, với giáo viên mầm non, khi đảm nhận trách nhiệm chăm sóc, giáo dục hàng vài chục trẻ trong một lớp học không phải điều đơn giản. Bởi vậy, các cô giáo mầm non được coi như “người mẹ thứ hai” của trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường tôi, các cô giáo đều tận tâm với nghề, yêu trẻ.

Cô giáo Nguỵ Thị Thanh – Giáo viên trường mầm non Tư Mại, Yên Dũng- Bắc Giang là một trong những giáo viên điển hình về lòng nhiệt tình, tận tâm với công việc, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của Nhà trường.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương năm 2008, khi mới ra trường, cô được nhận công tác tại trường mầm non Tư Mại, cũng là nơi cô được sinh ra và lớn lên. Vì vậy, cô luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức đã được học tập của mình, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vun đắp cho thế hệ mầm non của xã nhà.

Cô không ngừng học tập trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhờ đó mà lớp do cô chủ nhiệm luôn đạt kết quả tốt. Tất cả các cháu đến lớp đều thích tham gia các hoạt động. Phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở trẻ.

1.png
Một giờ học của học sinh

Cho đến nay, cô giáo Nguỵ Thị Thanh đã có hơn 16 năm công tác trong nghề, cô luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một cô giáo mầm non về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo. Là một giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ, năng động, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn vững vàng, hết lòng tận tụy với công việc, sống giản dị, luôn hòa đồng với mọi người, được đồng nghiệp yêu quý, các cháu yêu mến và phụ huynh tin yêu.

Hàng năm, cô được bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn tổ Mẫu giáo 4-5 tuổi và 5-6 tuổi, cô Nguỵ Thị Thanh luôn gương mẫu đi đầu có trách nhiệm cao trong công việc, cô luôn sáng tạo linh hoạt đổi mới hình thức tích cực tham gia dạy chuyên đề cấp trường, cấp cụm ứng dụng phương pháp giáo dục Steam đạt hiệu quả, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ như: Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, với khả năng tiếp cận công nghệ thông tin tốt cô luôn đi đầu, triển khai, hướng dẫn giáo viên trong nhà trường ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Người tiên phong đi đầu trong các hoạt động

Trong các phong trào và hoạt động của nhà trường cô luôn là người tiên phong đi đầu trong các cuộc vận động và các cuộc thi do trường cũng như ngành tổ chức như: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, hoạt động trải nghiệm, các cuộc thi cấp trường, khu và cấp huyện, cấp tỉnh.

Một điều đáng ghi nhận ở cô giáo Nguỵ Thị Thanh là mặc dù công việc rất vất vả nhưng cô luôn biết cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết.

Trong thời gian công tác cô đã không ngừng học hỏi tìm tòi từ đồng nghiệp, tham khảo các loại sách, báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của trường, của ngành và ứng dụng những thành quả từ năm trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể.

2.png
Cô Thanh hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành

Bên cạnh đó, cô còn biết lắng nghe ý kiến từ đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất ý kiến thiết thực, phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học, cô đều biết khai thác cá tính của các bé và độ tuổi cô phụ trách nhiều nhất là trẻ 5 tuổi, ở tuổi này trẻ thường bắt đầu ham mê khám phá cái mới, thích hoạt động sôi nổi, thích được chơi các trò chơi sáng tạo, những hoạt động mới, nên cô lại tìm những bài giảng theo phương pháp giáo dục tiên tiến Montesory, STEAM, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp hay của các bạn đồng nghiệp, mạnh dạn đưa ra những giải pháp hay để áp dụng cho bài giảng của mình.

3.png
Cô Nguỵ Thị Thanh hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động

Không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà điều quan trọng nhất một giáo viên mầm non phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì sự bền bỉ... bởi, trẻ ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi các cháu rất hiếu động, tinh nghịch và rất dễ bắt chước người lớn. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho trẻ thì cô giáo cũng phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái, lời nói, sự giao tiếp, thái độ, cách đi đứng, cách ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh đặc biệt là với trẻ sao cho chuẩn mực và luôn luôn phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Chính vì vậy mà lớp cô chủ nhiệm luôn đạt danh hiệu lớp tốt.

Tất cả các cháu đến lớp đều thích tham gia các hoạt động, phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo ở trẻ nên lớp của cô được nhà trường chọn làm lớp điểm của trường và lớp học thân thiện, học sinh tích cực, cô luôn thực hiện tốt tuyên truyền với phụ huynh học sinh, tham mưu với cấp trên, các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

4.jpg
Cô Nguỵ Thị Thanh tham gia dạy chuyên đề

Bản thân cô luôn cố gắng thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường, có nhiều tiết dạy và tiết Hội Giảng cô đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin, thiết kế các trò chơi cho trẻ được chơi trên máy tính kết quả được nhà trường đánh giá cao và đề xuất cho chị em đồng nghiệp học hỏi.

Ngoài công việc của mình cô còn luôn nhiệt tình giúp đỡ chị em đồng nghiệp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, trong việc soạn giáo án điện tử, hay kinh nghiệm viết sáng kiến, làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động để tham gia các cuộc thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện.

Tấm gương sáng hết lòng vì sự nghiệp trồng người

Chính sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng đó mà cô nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Lao động tiên tiến từ năm 2008 đến nay; Danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2011-2012; 2016-2017; là Đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu” năm 2020; được Liên đoàn lao động Tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2019-2020, đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện từ năm 2009 đến nay; giáo viên giỏi cấp Tỉnh chu kỳ 2009-2011; 2022-2024; Cô tham gia các cuộc thi đạt giải cao.

Giải nhất tham gia Hội thi Tiếng hát trẻ thơ năm học 2022-2023; tiếng hát nhà giáo năm học 2021-2022; Hội thi Dân vũ trong công nhân viên chức lao động đạt giải A; Hội thi Dinh dưỡng trẻ thơ năm học 2023-2024, đạt giải 3 cuộc thi áo dài duyên dáng; năm học 2023-2024 cô được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen.

5.png
Hội thi dinh dưỡng trẻ thơ

Cô tham gia là Phó chủ tịch công đoàn từ năm 2016 đến năm 2023, cho dù là công tác kiêm nhiệm, nhưng cô Nguỵ Thị Thanh luôn thực hiện có hiệu quả công tác Công đoàn.

Hàng năm, cô cùng ban BGH dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động phong trào như hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho Đoàn viên. Các hoạt động thăm hỏi tặng quà Đoàn viên khi khó khăn. Cô luôn gần gũi cán bộ Đoàn viên, khích lệ động viên mọi người tham gia các phong trào thi đua như: Việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm”, thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Ngoài ra cô luôn đi đầu trong các cuộc vận giúp đỡ, tặng quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho những học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Từ những hoạt động trên cô đã góp phần không nhỏ tạo nên sự đoàn kết gắn bó giữa các Đoàn viên công đoàn, giúp mọi người yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Hàng năm cô được chi bộ, nhà trường và Công đoàn đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Với những việc làm thiết thực và những thành tích đạt được như trên cô Nguỵ Thị Thanh đã được tập thể Trường Mầm non Tư Mại ghi nhận là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp học tập và noi theo. Cô xứng đáng là tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến “Cô giáo mẫu mực, tâm huyết, sáng tạo” một tấm gương sáng, tấm gương hết lòng vì sự nghiệp trồng người.

Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.