Có giải pháp hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025

Luật Đất đai năm 2024 có quy định mới về nội dung các công trình, dự án có sử dụng đất rừng sản xuất trước khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích, giao đất, cho thuê đất phải trình HĐND tỉnh thông qua nghị quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Điều này dẫn tới một số công trình, dự án phải thực hiện thêm thủ tục nêu trên trước khi hoàn thiện các thủ tục về đất đai. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 trên địa bàn Yên Bái đạt thấp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu

Thực hiện chương trình công tác năm 2025, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ban hành văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất so với chỉ tiêu được phân bổ đến 2030 còn thấp

Trên cơ sở chỉ tiêu sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9.3.2022, UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của 9 huyện, thành phố, thị xã trong tháng 11.2023. Qua tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trên địa bàn đến ngày 31.12.2024 so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2025 và năm 2030, kết quả thực hiện với đất nông nghiệp đến năm 2024 thấp hơn so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2025 là 3,70 nghìn ha, đạt 28%; thấp hơn so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 là 10,17 nghìn ha, đạt 12%.

Đất phi nông nghiệp kết quả thực hiện đến năm 2024 thấp hơn so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2025 là 7,47 nghìn ha, đạt 7,98%; thấp hơn so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 là 16,94 nghìn ha, đạt 12,4%. Đất chưa sử dụng kết quả thực hiện đến năm 2024 cao hơn so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2025 và năm 2030 là 6,77 nghìn ha, đạt 0,58%.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái Trần Ngọc Luận, việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt thấp do trong quá trình thực hiện các công trình, dự án đầu tư cần có thời gian hoàn thành các thủ tục về đầu tư, thiết kế, xây dựng, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, sau đó mới thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và giao, cho thuê đất để triển khai xây dựng, đưa dự án vào hoạt động.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái Trần Ngọc Luận báo cáo tại cuộc làm việc

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái Trần Ngọc Luận báo cáo tại cuộc làm việc

Với các dự án có quy mô lớn khi được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được triển khai thực hiện trong nhiều năm đến nay mới đang thực hiện xong các bước thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, giao, cho thuê đất nên khi thực hiện thống kê đất đai hàng năm chưa được thống kê vào kết quả đã thực hiện. Trong khi đó, theo quy định, thống kê đất đai sẽ thực hiện đánh giá trên hồ sơ đất đai về hiện trạng sử dụng đất, vì vậy các dự án có quyết định chuyển mục đích, giao đất, cho thuê đất mới được thống kê vào kết quả đã thực hiện.

Bên cạnh đó, giai đoạn từ năm 2020-2024 trên địa bàn tỉnh được Nhà nước đầu tư đồng loạt nhiều dự án, công trình trọng điểm đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, điện lực. Các dự án thuộc các lĩnh vực này có đặc thù là thực hiện trên nhiều địa bàn cấp xã, cấp huyện có quy mô, diện tích thu hồi đất lớn, tác động đến nhiều đối tượng dẫn tới dự án phải chia thành nhiều giai đoạn và thực hiện trong nhiều năm.

Cụ thể, hiện có 41 công trình về giao thông đang triển khai với tổng diện tích đất cần thu hồi là 1.764,72 ha; 16 công trình năng lượng để xây dựng các nhà máy thủy điện, hệ thống cột và đường dây truyền tải, trạm biến áp trên địa bàn với diện tích đất cần thu hồi là 625,92 ha.

Mặt khác, do ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh Covid-19 phải thực hiện giãn cách xã hội nên việc triển khai thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn không bảo đảm đúng tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải điều chỉnh, giãn tiến độ.

Đề xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp nhu cầu sử dụng

Trên cơ sở khảo sát thực tế, Đoàn khảo sát nhận thấy, Luật Đất đai năm 2024 có quy định mới về nội dung các công trình, dự án có sử dụng đất rừng sản xuất trước khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích, giao đất, cho thuê đất phải trình HĐND tỉnh thông qua nghị quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Dầu khí; HĐND cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

Toàn cảnh cuộc làm việc

Toàn cảnh cuộc làm việc

Điều này đã dẫn tới một số công trình, dự án phải thực hiện thêm thủ tục nêu trên trước khi hoàn thiện các thủ tục về đất đai. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh đạt thấp.

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, UBND tỉnh Yên Bái kiến nghị Đoàn khảo sát tổng hợp, báo cáo Quốc hội có ý kiến giao Thủ tướng Chính phủ rà soát, tham mưu nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10.4.2019 của Chính phủ theo hướng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành định mức, các tỉnh trên cơ sở định mức này sẽ ban hành đơn giá để thống nhất tổ chức thực hiện trên toàn quốc.

Đồng thời, tổng hợp, báo cáo Quốc hội giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện phương án phân bổ điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 cho các địa phương theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 làm cơ sở tổ chức thực hiện lập điều chỉnh quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của các địa phương.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Đoàn Thị Thanh Mai - Trưởng Đoàn khảo sát, đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, tích cực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ban hành văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Trên cơ sở nội dung cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nghiên cứu ý kiến của các thành viên Đoàn khảo sát; tiếp tục rà soát các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất năm 2021 - 2025 và có giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của giai đoạn này, chuẩn bị cho giai đoạn 2026 - 2030.

Cùng với đó, nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương và đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp nhu cầu sử dụng; có kiến nghị cụ thể với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong quá trình đề xuất điều chỉnh quy hoạch.

Quốc hội và Cử tri

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.