Cơ duyên trở thành nhà khoa học của nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Công nghệ thông tin

Chị Trần Thị Oanh - Phó Trưởng Khoa Các khoa học ứng dụng, Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội trở thành nữ phó giáo sư trẻ nhất lĩnh vực Công nghệ thông tin năm 2022 do Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn.

PGS.TS Trần Thị Oanh là tác giả và đồng tác giả của 34 ấn phẩm khoa học, trong đó có 8 bài báo đăng tạp chí thuộc danh mục ISI và 3 bài báo đăng tạp chí nằm trong danh mục Scopus.

Nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Công nghệ thông tin:
PGS.TS Trần Thị Oanh

Sinh năm 1984, chị Trần Thị Oanh tốt nghiệp hệ cử nhân tài năng (năm 2006) và thạc sĩ (năm 2009) ngành Công nghệ thông tin tại Trường ĐH Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Tháng 4.2010, chị nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản để tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST). 

Chị cũng vinh dự được nhận giải thưởng khoa học dành cho nghiên cứu sinh có công trình nghiên cứu xuất sắc nhất tại Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Luật pháp (ICAIL 2013) được tổ chức ở Thủ đô Rome của Italia. Năm 2017, chị được ĐHQGHN vinh danh và trao thưởng nhà khoa học nữ tiềm năng.

Cơ duyên đến với lĩnh vực Công nghệ thông tin và con đường nghiên cứu khoa học

Ngay từ những năm cấp 3 tại Trường THPT chuyên Biên Hòa, Hà Nam, Trần Thị Oanh đã theo học lớp chuyên Toán Tin. Khi lựa chọn ngành học ở bậc đại học, chị hướng tới lựa chọn ngành có thể phát huy được lợi thế của mình. Khi đó, Công nghệ thông tin là một ngành học mới, ít trường đào tạo, nhưng cơ hội lại rất rộng mở. Chị lựa chọn theo học tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN vì được biết đây là điểm đến uy tín, danh tiếng để học tập và phát triển. 

PGS.TS Trần Thị Oanh bày tỏ may mắn khi có những trải nghiệm đẹp ở một trong nhứng môi trường học tập và nghiên cứu khoa học tốt nhất Việt Nam và Nhật Bản. Khi là sinh viên năm thứ 3 tại Trường ĐH Công nghệ, chị đã tham gia vào nhóm nghiên cứu về Khai phá dữ liệu ở Phòng thí nghiệm Các hệ thống tích hợp thông minh do PGS.TS Hà Quang Thụy dẫn dắt.

Chính PGS.TS Hà Quang Thụy là người truyền cảm hứng, định hướng và hướng dẫn chị đến với con đường nghiên cứu khoa học. Sau đó, khi được nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản và theo học chương trình tiến sĩ tại Viện JAIST, chị được gặp GS. Akira Shimazu - giáo sư đầu ngành về lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

“Tôi rất biết ơn vì cả hai người thầy - PGS.TS. Hà Quang Thụy và GS. Akira Shimazu, đã tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi cũng như các anh chị em tại phòng thí nghiệm rất nhiều. Bên cạnh đó, tôi cũng may mắn được làm việc với nhiều đồng nghiệp giỏi trong ngành, luôn sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ các thế hệ kế cận. Nhờ đó, tôi được trang bị những nền tảng vững chắc, giúp tôi tiến bước trên con đường nghiên cứu khoa học”, PGS.TS Trần Thị Oanh chia sẻ.

Nghiên cứu hướng tới các ứng dụng vì người dùng

PGS.TS Trần Thị Oanh chia sẻ, các hướng nghiên cứu chính của chị gồm Trí tuệ nhân tạo, Học máy, Khai phá dữ liệu và Thương mại thông minh.

Mục tiêu là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích dữ liệu kinh tế tài chính nhằm xây dựng các hệ thống thương mại thông minh, có khả năng trợ giúp và thân thiện với con người; phân tích dữ liệu dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên nhằm giúp máy tính hiểu được ngôn ngữ, hướng tới xây dựng các ứng dụng phục vụ người dùng như hệ thống tư vấn sản phẩm, phân tích và tóm tắt phản hồi khách hàng, hệ thống trả lời câu hỏi tự động…

Một trong những công trình mà PGS.TS Trần Thị Oanh và cộng sự dành nhiều tâm huyết đó xây dựng hệ thống hỏi đáp tự động. Chị cho biết, đề tài này hướng tới xây dựng các hệ thống máy tính được trang bị các tri thức miền, có khả năng hiểu được ý định, cảm xúc của người dùng, trích xuất thông tin ngữ cảnh liên quan để có thể trả lời tự động các câu hỏi dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên như văn bản hoặc tiếng nói. 

Việc xây dựng thành công hệ thống như vậy thật sự hữu ích cho nhiều bên liên quan. Nó có khả năng hoạt động 24/7, phục vụ cùng lúc nhiều đối tượng người dùng khác nhau, tiết kiệm thời gian tìm kiếm cũng như chi phí marketing, quảng bá thương hiệu, hình ảnh cho các công ty, tổ chức xã hội…

Để cải tiến hiệu năng của hệ thống, chị và các cộng sự đang tập trung nghiên cứu để trang bị cho hệ thống khả năng hỏi đáp dưới dạng hội thoại một cách chính xác, linh hoạt, tự nhiên và giải đáp đa dạng các câu hỏi về các chủ đề trong thời gian thực.

Nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Công nghệ thông tin:
Năm 2017 chị Trần Thị Oanh được ĐH Quốc gia Hà Nội vinh danh và trao thưởng nhà khoa học nữ tiềm năng 

Cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc

Theo PGS.TS Trần Thị Oanh, để có thể làm tốt công việc mình yêu thích, đòi hỏi phải dành nhiều thời gian và tâm sức cho nó. Với phụ nữ đã có gia đình thì việc bố trí thời gian là khó khăn hơn cả. Vì thế, chị cho rằng, cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc là điều vô cùng quan trọng.

PGS. Trần Thị Oanh chia sẻ, theo đuổi một lĩnh vực nghiên cứu mà thường xuyên có những cập nhật mới về công nghệ đòi hỏi càng phải luôn tự trau dồi và cập nhật kiến thức mới mỗi ngày. Với chị, thời gian lúc nào cũng cảm giác là không đủ, chị luôn ước một ngày có nhiều hơn 24 giờ để có thể làm thêm nhiều việc.

“Việc cân bằng của cá nhân tôi cũng tùy theo giai đoạn, có những giai đoạn phải dành cho gia đình, con cái nhiều hơn, có những giai đoạn nhiều deadline thì lại phải dành cho công việc nhiều hơn. Khi các "cơn mưa deadline" qua đi, tôi lại bố trí dành nhiều thời gian hơn để bù đắp cho gia đình. Tôi thật may mắn có sự chia sẻ từ gia đình, nên cho tới hiện tại, tôi thấy mọi việc đều được thu xếp hết sức ổn thỏa”, PGS.TS Trần Thị Oanh cho hay. 

Đối với PGS.TS Trần Thị Oanh, giảng dạy và nghiên cứu là hai nhiệm vụ chính của một người giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học và đây đều là những công việc mà chị yêu thích. Hai hoạt động này luôn song hành và bổ sung cho nhau. Khi giảng dạy, người giảng viên được truyền tải các kiến thức mới cập nhật của lĩnh vực đến cho sinh viên, qua đó làm tăng giá trị bài giảng. 

Khi nghiên cứu và cập nhật các kiến thức, các vấn đề mới sẽ tạo hứng thú nghề nghiệp cho cả người dạy lẫn người học. Các nghiên cứu hướng tới giải quyết các vấn đề của xã hội, khiến người giảng viên luôn đổi mới tư duy, năng động trong suy nghĩ và hành động, từ đó làm tăng uy tín của giảng viên trong mắt người học và đồng nghiệp.

Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.