Có đối tượng “livestream” bán hàng nhưng thực tế không có hàng

Đại diện cơ quan chức năng cho biết, kinh doanh hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử là vấn đề nổi cộm hiện nay; đây là môi trường dễ xóa dấu vết, khó điều tra và có những đối tượng livestream bán hàng nhưng thực tế không có hàng.

Diễn biến phức tạp, phương thức tinh vi

Tại Diễn đàn “Chống buôn lậu, gian lận thương mại - uy tín doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 11.1, ông Đỗ Hồng Chung, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, trong năm qua, tình trạng buôn lậu, giạn lận thương mại diễn ra rất phức tạp ở nhiều địa bàn có đường biên giới.

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Vũ Quang
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Vũ Quang

Theo đó, các mặt hàng trọng tâm là thuốc lá điếu, đường cát, bia, rượu, thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược, gỗ xây dựng và cả gia súc, gia cầm, thủy hải sản... Ngoài ra, có cả mặt hàng thuộc danh mục nhà nước cấm như ma túy, pháo nổ, động vật quý hiếm, hay một số mặt hàng mang tính chất đặc thù giá trị lớn như vàng và ngoại tệ. Đi cùng với hàng lậu còn có hàng nhái, hàng giả các thương hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Trong năm 2023, toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý hơn 14.600 vụ việc vi phạm với trị giá hàng hóa ước tính 11.520 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan hải quan đã khởi tố 35 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 166 vụ; thu nộp ngân sách là 474 tỷ đồng; cùng với đó, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 52.349 vụ vi phạm, tăng 16% so với năm 2022, thu nộp ngân sách gần 500 tỷ đồng, tăng 36%; giá trị tang vật thu giữ gần 204 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 170 vụ có dấu hiệu hình sự, tăng 35%.

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, dù các lực lượng chức năng đã vào cuộc tích cực, nhưng các đối tượng đã sử dụng các phương thức, thủ đoạn mới để tối đa lợi nhuận trong việc gian lận thương mại. Các phương thức mới như che giấu nguồn gốc hàng hóa, đánh tráo, rút ruột hàng hóa, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn diễn ra.

“Các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đến doanh thu của doanh nghiệp và thất thu ngân sách. Không chỉ vậy, nó còn hình thành môi trường kinh doanh không lành mạnh, cạnh tranh không sòng phẳng, tác động xấu đến môi trường kinh doanh trong nước”, ông Đỗ Hồng Chung nhận xét.

Ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cũng đánh giá, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại khiến các doanh nghiệp chân chính gặp khó khăn, người tiêu dùng bỏ tiền thật nhưng lại mua phải hàng giả; đi kèm với đó là bệnh tật và những hệ lụy khác...

Đã xử lý 676 vụ vi phạm trong thương mại điện tử

Một vấn đề được đề cập tại Diễn đàn đó là kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong môi trường thương mại điện tử ngày càng nhức nhối. 

Theo ông Nguyễn Đức Lê, đây là môi trường rất dễ xóa dấu vết; nếu đối tượng phát hiện cơ quan chức năng theo dõi để xử lý, thì có thể lập tức xóa thông tin và làm các thủ đoạn tinh vi khác để tẩu tán hàng hóa. Khi kiểm tra trên các nền tảng mạng xã hội, có những đối tượng livestream bán hàng nhưng thực tế không có hàng. Sau khi nhận được đơn thì mới đặt hàng của các đối tượng khác, rồi vận chuyển từ biên giới, từ nơi sản xuất, tập kết về các chung cư, nhà ở và thông qua hệ thống chuyển phát nhanh để giao hàng.

Việc chủ động điều tra, phát hiện vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử cũng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế do các đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website thương mại điện tử là mẫu hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì giao hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng. Việc truy xuất, lưu trữ các giao dịch thương mại điện tử, hàng hóa giao dịch cũng gặp nhiều vướng mắc.

Năm 2023 là năm đầu tiên triển khai Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 (Đề án 319); ông Nguyễn Đức Lê cho biết, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành xử lý được 676 vụ vi phạm - con số còn tương đối khiêm tốn so với quy mô vi phạm hiện nay trên môi trường thương mại điện tử. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang cố gắng để đạt được mục tiêu đề án đặt ra, đến năm 2025 sẽ có những biện pháp tốt hơn, áp dụng công nghệ tiên tiến hơn trong công tác phòng chống, ngăn chặn gian lận thương mại”, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường nói.

Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ
Thị trường

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc quán triệt, phổ biến, đồng thời cụ thể hóa thành các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định để bảo đảm triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.