Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Di tích quốc gia đặc biệt với nhiều câu chuyện kỳ bí

Khu di tích Lam Kinh thuộc địa phận xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm TP. Thanh Hóa khoảng 50km về phía Tây Bắc. Đây là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá và tìm hiểu lịch sử Việt Nam và vương triều Lê Sơ.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh với công trình kiến trúc thời Lê và nhiều truyền thuyết thú vị

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh với công trình kiến trúc thời Lê và nhiều truyền thuyết thú vị

Khu di tích được chia thành các khu vực chính gồm điện, miếu, lăng mộ và các khu vực dành cho tản bộ và thư giãn.

Thành Điện, một trong những phần quan trọng của Lam Kinh, được xây dựng theo nguyên tắc “tọa sơn hướng thủy”, “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ” của phong thủy địa lý xưa, được bao quanh bởi núi Dầu ở phía Bắc, sông Chu - núi Chúa ở phía Nam, rừng Phú Lâm ở phía Đông và núi Hương - núi Hàm Rồng ở phía Tây.

Sân rồng rộng hơn 3.500m2 là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ tại khu di tích

Sân rồng rộng hơn 3.500m2 là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ tại khu di tích

Các khu vực khác như Hoàng thành, Thái miếu và cung điện được sắp xếp theo hình bàn cờ, gồm khu ngọ môn, sân rồng, chính điện, thái miếu và nhiều công trình khác...

Đến đây du khách sẽ được khám phá Bảo vật quốc gia bia Vĩnh Lăng, còn gọi là bia Vĩnh Lăng Lam Sơn, đặt tại lăng vua Lê Thái Tổ, từng được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí, điêu khắc Việt Nam thời Lê Sơ.

Bia được làm bằng đá màu xám xanh có lẫn đốm trắng, bóng, nặng khoảng 18 tấn. Dưới tấm bia là rùa đá 6 móng nhưng có 1 móng bị khuyết, đến nay các nhà khoa học chưa lý giải được nguyên nhân. Trên bề mặt rùa và bia còn nhìn thấy nhiều vỏ các loài nhuyễn thể sống trong nước biển (trai, sò, hến...).

Tại di tích Vĩnh Lăng có cây ổi cười. Du khách chỉ cần dùng tay... cù nhẹ lên thân cây, toàn bộ cây ổi sẽ rung lên

Tại di tích Vĩnh Lăng có cây ổi cười. Du khách chỉ cần dùng tay... cù nhẹ lên thân cây, toàn bộ cây ổi sẽ rung lên

Nơi vua thiết triều trong chính điện

Nơi vua thiết triều trong chính điện

Lam Kinh còn thu hút du khách bởi những truyền thuyết ly kỳ. Điển hình là truyền thuyết về cây ổi cười, khi du khách chạm tay và cù nhẹ lên thân cây, toàn bộ cây sẽ rung lắc. Không chỉ vậy, mỗi khi cây ổi “cười” sẽ mang đến cảm giác nhẹ nhõm, an yên khó tả.

Hay chuyện về cây lim có tuổi thọ khoảng 600 năm tuổi, được gọi là “cây lim hiến thân”. Theo lời kể của người dân địa phương, năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện dự án phục hồi và phỏng dựng chính điện Lam Kinh, cây lim 600 tuổi đang xanh tươi, khỏe mạnh, bất ngờ trút hết lá chết khô.

Thân và cành lim ước lượng đủ kích thước để làm một bộ gồm: cột cái, cột quân, cột góc. Đường kính phần gốc cây lim trùng khớp với chân đá tảng cột cái (xấp xỉ 0,8m), phần ngọn khoảng 0,65cm, vừa với chân đá tảng cột quân. Những sự trùng hợp này được đồn đoán rằng, dường như cây lim sinh ra để thực hiện sứ mệnh trùng tu cung điện cho hậu thế...

lk.jpg
Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng có ghi chép gia tộc, thân thế, sự nghiệp và công đức của vua Lê Thái Tổ cùng đường lối đấu tranh của nghĩa quân Lam Sơn trong 10 năm kháng chiến chống giặc Minh (1418 - 1428)

Nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển du lịch

Theo Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh, nhiều hạng mục công trình kiến trúc, cảnh quan tại đây đã được bảo tồn, trùng tu, tôn tạo: La thành, cầu Bạch, giếng cổ, Ngọ môn, sân rồng, khu lăng mộ, nhà che bia, các tòa Thái Miếu, chính điện, hồ Tây, hệ thống đường tham quan di tích, và đặc biệt là chính điện Lam Kinh.

Ngoài giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, Khu di tích Lam Kinh còn được bao bọc bởi cảnh quan, sinh thái của hơn 169ha rừng với nhiều động, thực vật quý.

Du khách tham quan giếng ngọc cổ trong Khu di tích Lam Kinh

Du khách tham quan giếng ngọc cổ trong Khu di tích Lam Kinh

Trưởng Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh Nguyễn Xuân Toán cho biết, để nâng cấp chất lượng dịch vụ phục vụ khách tham quan, đơn vị đã đưa vào sử dụng hệ thống xe điện, thuyết minh tự động, trải nghiệm thực tế ảo.

“Hướng dẫn viên hàng năm được cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn; nội dung bài thuyết minh được đổi mới”, ông Toán thông tin.

long-sang.jpg
Phục dựng long sàng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Ông Toán cho biết thêm, lượng khách đến Lam Kinh có xu hướng tăng từ 10 - 15% theo từng năm. Năm 2023, Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đón 290.000 lượt khách, trong đó có 2.200 lượt khách quốc tế.

Dự tính năm 2024, Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đón khoảng 320.000 lượt, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đang bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phục dựng nhiều hạng mục công trình kiến trúc từ thời Lê

Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đang bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phục dựng nhiều hạng mục công trình kiến trúc từ thời Lê

Để thu hút du khách nhiều hơn thời gian tới, Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh sẽ nâng cao chất lượng hướng dẫn, thuyết minh; xây dựng phòng đọc, tra cứu tư liệu về triều đại vua Lê và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cung như các câu chuyện truyền thuyết; xây dựng tour liên kết di tích Lam Kinh với các di tích và tuyến du lịch phụ cận như: chùa Đầm, chùa Linh Cảnh, đền thờ Trịnh Thị Ngọc Lữ, suối cá thần Cẩm Lương, Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ...

Với không gian cảnh quan, nền móng các công trình kiến trúc lăng mộ và nhiều di tích, di vật thời Hậu Lê còn lại, Lam Kinh trở thành địa chỉ đỏ của nhân dân Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án tổng thể tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử Lam Kinh. Đặc biệt, ngày 27.9.2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1419/QĐ-TTg công nhận khu di tích lịch sử Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt.

Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế

Theo TS. Trần Ðình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, từ nơi biên viễn trở thành dinh phủ rồi kinh đô thời chúa Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn, nên văn hóa ẩm thực Huế hội tụ tinh hoa khắp nơi, rồi lan tỏa ra bên ngoài, trên nền tảng yếu tố bản địa phương Nam, cội nguồn đất Bắc và cả phương Tây, mang bản sắc truyền thống riêng có.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.