Định mức cây xanh, chiếu sáng đô thị

Có định mức để địa phương tham khảo

Ông ĐÀM ĐỨC BIÊN, Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị - phiên bản hoàn thiện tháng 11.2023 - đã tiếp thu ý kiến của địa phương. Theo đó, UBND cấp tỉnh căn cứ phương pháp kèm theo Thông tư này để ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, đồng thời Bộ Xây dựng sẽ công bố định mức theo trách nhiệm quản lý nhà nước để địa phương tham khảo.

Bộ Xây dựng không yêu cầu địa phương ban hành định mức

- Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị (dự thảo Thông tư) đang được Bộ Xây dựng hoàn thiện để chuẩn bị ban hành; dự thảo có những điểm mới nổi bật nào, thưa ông?

- Sau nhiều năm triển khai, một số quy định tại Thông tư 14 không còn phù hợp với pháp luật liên quan và cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Dự thảo Thông tư đã được Bộ Xây dựng gửi ý kiến góp ý của các địa phương, các tổ chức, cá nhân và sau khi hoàn thiện có 5 điểm mới đáng chú ý.

Đó là phạm vi điều chỉnh chỉ giới hạn đối với 2 dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực cây xanh đô thị, chiếu sáng đô thị; tên Thông tư được sửa đổi phù hợp với tên dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên (phù hợp với quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP - một trong những căn cứ để xây dựng Thông tư).

Có định mức để địa phương tham khảo -0
Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng Đàm Đức Biên

Dự thảo Thông tư cũng làm rõ các nội dung về quản lý định mức phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Xây dựng, của UBND cấp tỉnh đối với việc công bố, ban hành, sửa đổi, định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở ban hành đơn giá sản phẩm, lập dự toán chi phí dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư loại bỏ quy định không còn phù hợp với khoản 2 Điều 26 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, đó là: “UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng định mức đối với các công tác dịch vụ công ích đô thị của địa phương chưa có trong hệ thống định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố và thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi quyết định áp dụng”.

Dự thảo cũng bổ sung phương pháp xác định định mức, phương pháp xác định giá ca máy và làm rõ nội dung chi phí quản lý, chi phí giám sát và hướng dẫn xác định chi phí giám sát, chi phí quản lý cũng như các chi phí khác...

- Gần đây, có ý kiến cho rằng, dự thảo Thông tư yêu cầu UBND cấp tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công, điều này có thể gây khó khăn cho địa phương, gây lãng phí ngân sách và thẩm quyền ban hành thuộc Bộ Xây dựng; thực hư vấn đề này ra sao, thưa ông?

- Những ý kiến này có lẽ xuất phát từ việc thiếu thông tin về quá trình hoàn thiện dự thảo Thông tư.

Trong dự thảo Thông tư phiên bản tháng 8.2023 gửi các địa phương để lấy kiến góp ý không có nội dung về việc Bộ Xây dựng công bố định mức kinh tế kỹ thuật, mà chỉ dẫn chiếu: “Định mức kinh tế - kỹ thuật do UBND cấp tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung là cơ sở để ban hành giá, đơn giá sản phẩm hoặc lập dự toán chi phí dịch vụ sự nghiệp công”. Trách nhiệm này của UBND cấp tỉnh đã được nêu rõ tại điểm b, Khoản 2, Điều 26 Nghị định 32/2019/NĐ-CP, không phải do Bộ Xây dựng “yêu cầu” như ý kiến trên.

Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến, nhiều địa phương đề nghị bổ sung quy định Bộ Xây dựng ban hành định mức kinh tế kỹ thuật để áp dụng chung, còn các địa phương ban hành định mức đặc thù. Vì vậy, Tổ biên tập, Ban soạn thảo Thông tư đã đánh giá lại các căn cứ, cơ sở pháp lý liên quan đến việc ban hành định mức và thực tiễn triển khai các dịch vụ này tại các địa phương. Đồng thời, đề xuất Bộ Xây dựng có văn bản gửi Bộ Tài chính để lấy ý kiến về thẩm quyền ban hành định mức của Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở đó, dự thảo Thông tư - bản được hoàn thiện vào tháng 11.2023 - đã quy định: UBND cấp tỉnh căn cứ phương pháp kèm theo Thông tư này để ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở ban hành đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ công theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công. Đồng thời, dự thảo cũng đã bổ sung, làm rõ nội dung: “Định mức do Bộ Xây dựng công bố là cơ sở để UBND cấp tỉnh tham khảo trong quá trình tổ chức xác định, ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý”.

Như vậy có thể khẳng định, Tổ biên tập, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý của địa phương về nội dung này nhằm tạo thuận tiện cho các địa phương trong triển khai thực hiện. Những ý kiến gần đây tiếp tục kiến nghị Bộ Xây dựng công bố, ban hành định mức để áp dụng chung, các địa phương ban hành định mức đặc thù có thể do thiếu thông tin về dự thảo Thông tư - phiên bản tháng 11.2023 - cũng là dự thảo đã được hoàn thiện sau khi lấy ý kiến góp ý.

Đa số địa phương vẫn sử dụng bộ định mức của Bộ Xây dựng

- Đâu là cơ sở thực tiễn của việc bổ sung nội dung Bộ Xây dựng công bố định mức, thưa ông?

- Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã công bố các tập định mức dự toán của một số dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí.

Số liệu tổng hợp cho thấy, đa số địa phương vẫn đang sử dụng các bộ định mức dự toán lĩnh vực dịch vụ cây xanh, chiếu sáng do Bộ Xây dựng công bố để làm cơ sở xác định đơn giá, giá sản phẩm dịch vụ công. Chỉ có khoảng 13/63 địa phương ban hành bộ định mức áp dụng riêng và 10/63 địa phương ban hành định mức bổ sung so với các định mức Bộ Xây dựng đã công bố.

Ảnh minh họa. Nguồn: VTC News.
Ảnh minh họa. Nguồn: VTC News

Thực tế này và ý kiến góp ý của địa phương đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 14 cho thấy việc Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc công bố định mức để địa phương tham khảo là cần thiết, nhằm giúp địa phương thuận lợi hơn trong việc thực hiện. Việc xem xét, có áp dụng hay không các định mức do Bộ Xây dựng công bố hoàn toàn thuộc quyền quyết định của UBND cấp tỉnh, trên cơ sở rà soát, đánh giá sự phù hợp về quy trình, điều kiện cụ thể, tính đặc thù của đô thị và khả năng bố trí ngân sách của địa phương.

- Cũng có lo ngại rằng việc UBND cấp tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công có thể gây thất thoát, lãng phí, lợi ích cục bộ, lợi ích nhómhiện nay hầu như chỉ có Viện Kinh tế xây dựng, Trung tâm Tư vấn Kinh tế xây dựng (Cục Kinh tế xây dựng) có đủ năng lực để xác định định mức. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Thứ nhất, Ban soạn thảo, Tổ biên tập khẳng định không có quy định nào trong dự thảo Thông tư dẫn đến gây thất thoát, lãng phí, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.

Thứ hai, trách nhiệm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công của UBND cấp tỉnh đã được nêu rõ tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 32/2019/NĐ-CP. Hơn nữa, việc công bố một bộ định mức dùng chung cho cả nước là không phù hợp vì mỗi địa phương có điều kiện cụ thể, tính đặc thù của đô thị và khả năng bố trí ngân sách khác nhau.

Thứ ba, dự thảo Thông tư cũng đã làm rõ hơn các thành phần chi phí, đã bổ sung phương pháp xác định định mức để tạo thuận lợi cho các địa phương trong triển khai thực hiện; đồng thời đã loại bỏ quy định các địa phương phải xin ý kiến thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi ban hành như quy định tại Thông tư 14.

Việc cho phép được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia xây dựng, thẩm tra định mức… đã được quy định t Thông tư 14 trước đây. Dự thảo Thông tư không có quy định nào hạn chế khả năng tham gia các gói thầu lập định mức của các tổ chức. Thực tế, có rất nhiều đơn vị và cá nhân đủ năng lực, kinh nghiệm, đã và đang thực hiện các gói thầu xây dựng định mức thuộc lĩnh vực dịch vụ hạ tầng đô thị cho các địa phương. Bên cạnh đó, theo Luật Đấu thầu năm 2024, các gói thầu tư vấn từ 100 triệu đồng trở lên phải thực hiện thủ tục đấu thầu để lựa chọn đơn vị thực hiện. Vì vậy có thể khẳng định những lo ngại trên là không có cơ sở!

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp

Thủ tục hợp quy làm khó ngành phân bón

Việc buộc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bị đội chi phí lên hàng tỷ đồng, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, trong khi không quản lý được chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi đưa ra thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn sửa đổi quy định hiện hành theo hướng tăng hậu kiểm, bỏ thủ tục hợp quy.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Yêu nước là tiêu dùng hàng Việt

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ được biểu hiện hết sức mạnh mẽ, sâu sắc. Vấn đề đặt ra là: liệu chúng ta có thể lan tỏa được sức mạnh ấy thành hành động cụ thể - bằng việc ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, ủng hộ doanh nghiệp Việt.

Các đại biểu biểu quyết tại Đại hội
Kinh tế

ĐHĐCĐ thường niên FPT Retail năm 2025: Phấn đấu phá kỷ lục doanh thu và lợi nhuận

Chiều ngày 25.4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều định hướng chiến lược trọng yếu cho năm tài chính mới, khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững, vị thế tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ và chăm sóc sức khỏe.

PVOIL tiếp tục mở rộng kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững
Doanh nghiệp

PVOIL tiếp tục mở rộng kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững

Ngày 25.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của các cổ đông đại diện cho hơn 954 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 92,28% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

PVCFC nâng cấp Data Center, chuyển đổi số toàn diện
Kinh tế

PVCFC nâng cấp Data Center, chuyển đổi số toàn diện

Nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát triển hạ tầng số, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã triển khai đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu (Data Center) – nơi được coi là “trái tim” của hệ thống công nghệ thông tin, là nền tảng chiến lược cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số.

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới
Thị trường

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới

Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2025 quy tụ nhiều thương hiệu oto lớn đến từ 26 quốc gia. Một trong những thương hiệu được quan tâm nhất tại Triển lãm là OMODA&JAECOO. Tại đây hãng giới sản phẩm NEV gồm hai mẫu hybrid C7 SHS và C5 SHS, cùng mẫu xe điện J5 BEV. Qua đó, OMODA&JAECOO tiếp tục khẳng định tầm nhìn "Born Global, Born NEV" - sinh ra để toàn cầu hóa và tiên phong trong lĩnh vực xe năng lượng mới.

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà
Kinh tế

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Ngày 25.4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.

Eximbank chuyển đổi số toàn diện, nâng tầm trải nghiệm khách hàng
Tài chính

Eximbank chuyển đổi số toàn diện, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Trong kỷ nguyên công nghệ, ngân hàng không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ tài chính mà còn trở thành hệ sinh thái thông minh, cá nhân hóa và bền vững. Không nằm ngoài xu hướng đó, Eximbank đang tái định nghĩa vai trò của một ngân hàng hiện đại bằng chiến lược tập trung vào ba trụ cột cốt lõi: chuyển đổi số toàn diện, ứng dụng công nghệ hiện đại và hướng tới ngân hàng xanh vì cộng đồng.

Cần khung pháp lý trong quản lý tài sản mã hóa
Kinh tế

Cần khung pháp lý trong quản lý tài sản mã hóa

Sáng 24.4, tại Hà Nội, Học viện Tài chính (AOF) và Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông (HKU Business School) đồng tổ chức Tọa đàm khoa học: Khung pháp lý và những đổi mới trong quản lý tài sản mã hóa - “Regulatory Frameworks and Innovations in Crypto Assets”.

ĐHĐCĐ BV Land 2025: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 522 tỷ đồng, phát triển nhiều dự án mới
Kinh tế

ĐHĐCĐ BV Land 2025: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 522 tỷ đồng, phát triển nhiều dự án mới

Sáng ngày 25.4.2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là kế hoạch kinh doanh năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 522 tỷ, lợi nhuận sau thuế 409 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi giao dịch trên sàn UPCoM. 

AIA Việt Nam được vinh danh tại giải thường Rồng Vàng 2025
Kinh tế

AIA Việt Nam được vinh danh tại giải thường Rồng Vàng 2025

AIA Việt Nam vừa vinh dự được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng 2025 với danh hiệu “Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dẫn đầu về các sản phẩm sống khỏe”. Đây là lần thứ 11 AIA Việt Nam nhận được giải thưởng uy tín này, ghi nhận những đóng góp nổi bật của doanh nghiệp trong việc đặt trọng tâm vào các sản phẩm và dịch vụ nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp ít quan tâm xuất khẩu trực tuyến
Kinh tế

Doanh nghiệp ít quan tâm xuất khẩu trực tuyến


Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, trong năm 2024, chỉ có 17% doanh nghiệp sử dụng website hoặc các ứng dụng thương mại điện tử để phục vụ xuất khẩu, cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới chiến lược xuất khẩu trực tuyến.

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà
Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế ở nhiều quốc gia,… thị trường tín dụng Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay trong quý I.2025.

Bắc Giang: Điều chỉnh giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Thành Đô Bắc Giang
Kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Thành Đô Bắc Giang

Ngày 22.4.2025, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh Quyết định số 274/QĐ-UBND ngày 26.3.2024, đồng thời thực hiện giao đất đợt 2 và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng Thành Đô Bắc Giang để thực hiện dự án khu số 8, thuộc phân khu số 2, thành phố Bắc Giang.

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
Kinh tế

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

Trong khuôn khổ Triển lãm và Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã chia sẻ về việc liên danh T&T Group - Cospowers (Trung Quốc) sẽ ra mắt pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026. Đây được xem là hướng đi chiến lược của T&T Group nhằm khẳng định vị thế tiên phong trong ứng dụng giải pháp mới cho năng lượng, đồng thời đón đầu nhu cầu lắp đặt tích hợp pin lưu trữ cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới.

Mô hình Hợp tác xã điện tử được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế tập thể hiện đại
Kinh tế

Hợp tác xã điện tử: Giải pháp “chuyển đổi mềm” đưa hộ cá thể vào nền kinh tế số

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh cải cách thể chế, chuyển đổi số và phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm, mô hình Hợp tác xã điện tử được kỳ vọng sẽ là lời giải mới, khả thi và phù hợp với đặc thù của Việt Nam.