Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Có cơ chế quản lý chặt chẽ, tránh lạm dụng làm thất thoát tài sản nhà nước

Chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

thumg.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với việc xây dựng dự án Luật nhằm quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, qua đó khẩn trương tháo gỡ, sửa đổi các vướng mắc về quy định pháp lý gây cản trở hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.

dbqh-doan-thi-le-an-cao-bang.jpg
Đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Để bảo đảm chất lượng dự án Luật, ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) đề nghị rà soát, đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm cụ thể hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới, cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp có vốn nhà nước; nghiên cứu kế thừa, phát huy được các nội dung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13 ngày 26.11.2014) còn phù hợp với thực tế, có tác động tích cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp có vốn nhà nước; xử lý các khó khăn vướng mắc, các vấn đề phát sinh liên quan đến đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

dbqh-bui-thi-quynh-tho-ha-tinh-1.jpg
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về đối tượng và phạm vi áp dụng, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) nêu rõ, dự thảo Luật áp dụng cho các đối tượng có vốn nhà nước nắm giữ trên 50%, không quy định đối với các doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước dưới 50%? “Ví dụ, 1 công ty cổ phần có phần vốn nhà nước chiếm 49%, số còn lại chia cho 5 cổ đông lớn khác, mỗi người sở hữu chưa đến 10% cổ phần, như vậy vốn nhà nước sẽ chiếm ưu thế, nếu không quy định sẽ không rõ ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý, thi hành, theo dõi? Phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này sẽ được quản lý, sử dụng như thế nào? Phần lợi nhuận thu được từ đầu tư vốn sẽ được xử lý ra sao hay có chế tài thế nào để xử lý vi phạm…?”, đại biểu đặt vấn đề.

Do vậy, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị cần phải mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước, và quy định về nguyên tắc quản lý dòng tiền của nhà nước là “dòng tiền Nhà nước đi tới đâu, Nhà nước theo dõi và quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần” để bảo đảm được nguyên tắc quản trị tài chính.

dbqh-trieu-quang-huy-lang-son.jpg
Đại biểu Quốc hội Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) chỉ rõ, trong dự thảo Luật chưa quy định loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước đầu tư dưới 50% vốn điều lệ vào phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

Theo đại biểu Triệu Quang Huy, tại Báo cáo của Bộ Tài chính về tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận Tổ thì đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống được thực hiện theo quy định về pháp luật doanh nghiệp chung và theo hướng chuyển về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý. Tuy nhiên, dự thảo Luật cũng chưa đề cập đến vai trò của SCIC.

Cho rằng, khi ban hành luật thì cần phải bao quát đầy đủ các trường hợp, bảo đảm nguyên tắc ở đâu có vốn nhà nước thì ở đó phải có sự quản lý của nhà nước với các biện pháp và mức độ phù hợp, đại biểu Triệu Quang Huy đề nghị nghiên cứu xem xét bổ sung đối tượng này vào phạm vi điều chỉnh.

Cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Quan tâm đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Điều 37, đại biểu Đoàn Thị Lê An nêu rõ, dự thảo Luật quy định về hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, trong đó bao gồm việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách giữa doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư với doanh nghiệp không có vốn nhà nước đầu tư.

Tuy nhiên, khoản 6 Điều 37 mới quy định về trình tự, thủ tục chia, tách doanh nghiệp mà chưa có quy định về trình tự, thủ tục hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Do đó, đại biểu Đoàn Thị Lê An đề nghị nghiên cứu bổ sung để bảo đảm bao quát, đầy đủ.

dai-nieu.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đối với việc giải thể doanh nghiệp tại Điều 38, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho biết, Luật Doanh nghiệp 2020 có 1 chương về doanh nghiệp nhà nước, theo đó, các vấn đề liên quan đến điều chỉnh quy phạm pháp luật là phải theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp, hồ sơ giải thể doanh nghiệp và các vấn đề khác liên quan đến giải thể doanh nghiệp.

So với Luật doanh nghiệp 2020, dự thảo Luật bổ sung một số nội dung liên quan đến trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp. “Vậy khi nào thì áp dụng giải thể theo Luật Quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, khi nào thì áp dụng theo Luật Doanh nghiệp, cần làm rõ trong điều khoản về hiệu lực thi hành”, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị.

Một số ý kiến cũng đề nghị rà soát quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp tại Điều 12 dự thảo Luật để không chồng chéo giữa quyền và nhiệm vụ của doanh nghiệp với quyền và nhiệm vụ của người đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp. Đồng thời, phải phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp; bảo đảm sự cân đối giữa các thành viên điều hành và thành viên không điều hành.

Cùng nhấn mạnh Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là dự luật quan trọng, có tác động đến nguồn vốn đầu tư rất lớn của nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế, các ĐBQH đề nghị, cần phải rà soát kỹ lưỡng, các quy định trong dự thảo Luật phải chặt chẽ, một mặt Nhà nước kiểm soát được vốn của mình, tránh thất thoát, mang lại hiệu quả kinh tế; mặt khác, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

quang-can.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận, các đại biểu nhất trí sự sửa đổi, ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để khắc phục bất cập của Luật hiện hành, thể chế hóa chủ trương của Đảng, bảo đảm nguyên tắc Nhà nước là chủ sở hữu vốn, đầu tư vốn nhưng không can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước cùng với việc có cơ chế quản lý chặt chẽ, tránh lạm dụng làm thất thoát tài sản nhà nước, gắn trách nhiệm của đơn vị, người đại diện vốn nhà nước. Tăng cường tính công khai, minh bạch về thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước để bảo đảm việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán của Nhà nước và của nhân dân đối với vốn của nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến thảo luận về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, trong đó bổ sung hoặc loại bỏ một số từ ngữ, nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, nội dung quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn. Quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp có vốn của nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch và cơ chế để sử dụng quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, nguyên tắc đầu tư của doanh nghiệp, sắp xếp, cơ cấu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và đánh giá, xếp loại doanh nghiệp. Quan tâm đến quyền lợi của cổ đông khi giải thể doanh nghiệp nhà nước và lưu ý loại hình doanh nghiệp về quốc phòng, an ninh.

Các đại biểu tham gia nhiều ý kiến quan trọng vào điều, khoản cụ thể trong dự thảo Luật. “Đây là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo Luật đảm bảo chất lượng cao nhất, trên cơ sở thực sự nghiêm túc, cầu thị như Bộ trưởng đã hứa”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu của Quốc hội để tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định khi đủ điều kiện.

Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, tiếp tục chương trình Phiên bế mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội.

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Chiều nay, 30.11, sau 29 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình của Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có phát biểu bế mạc quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc sau 29,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao và hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng bên lề Đại hội đồng AIPA-45 tại CDHCND Lào.
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ hợp tác nghị viện và đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3.12. Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là chuyến thăm duy nhất của lãnh đạo Việt Nam tới Singapore trong năm 2024 và đặc biệt có ý nghĩa khi hai nước đang chuẩn bị thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất gần sắp tới.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu

Chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu với 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực

Cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, có ý kiến đại biểu đề nghị, ban soạn thảo cần nghiên cứu, quy định cụ thể các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực thông qua hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình học, trực tiếp tham gia hướng nghiệp, giảng dạy, hợp tác và tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng

Sáng 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

biểu quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, với 458/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,90% tổng số đại biểu Quốc hội.

Các đại biểu tại Phiên họp sáng 29.11
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Sáng 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản, với 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội.

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với Chính phủ
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với Chính phủ

Chiều tối 28.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Trưởng Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2023” đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với Chính phủ.