Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai thảo luận tổ:

Có chính sách đặc thù để phát triển khu vực biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An

Chiều 31.5, thảo luận tại tổ 6 về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, các đại biểu đề nghị cần có chính sách đặc thù để phát triển khu vực biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An; tiếp tục không tổ chức HĐND cấp quận, phường tại TP. Đà Nẵng…

Cần có chính sách đặc thù phát triển khu vực biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An -0
Đại biểu Quản Minh Cường (Đồng Nai) điều hành thảo luận tại Tổ 6

Tham gia đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) nhận định: Việc Quốc hội tiếp tục bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An đã thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt và tính thực tiễn trong các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển tỉnh Nghệ An. Đồng thời, khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Nghệ An đối với khu vực, vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và cả nước; tạo sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các cấp, ngành. Từ đó, mở đường cho việc đưa ra những chính sách mới, đột phá để thu hút nguồn lực, cả vật chất, tinh thần để xây dựng và phát triển Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước.

Cần có chính sách đặc thù phát triển khu vực biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An -0
Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) phát biểu.

Cho rằng, việc xây dựng, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An là rất cần thiết, nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh, góp phần quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra, song, đại biểu Hoàng Ngọc Định đề nghị, ngoài 4 nhóm lĩnh vực, với 16 chính sách đặc thù đã được các Bộ, cơ quan có liên quan và UBND tỉnh Nghệ An đề xuất, UBND tỉnh Nghệ An cần nghiên cứu, tổ chức khảo sát, đánh giá tác động bảo đảm tính khách quan, toàn diện giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. Đồng thời, có cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển khu vực biên giới phía Tây của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đã di cư tự do có nơi cư trú hợp pháp, sinh kế bền vững, có đất sản xuất, được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản và bảo đảm an sinh xã hội.

Cần có chính sách đặc thù phát triển khu vực biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An -0
Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) cho hay, Quy hoạch tổng thể quốc gia, thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 (theo Nghị quyết số 81/2023/QH15) xác định 6 vùng kinh tế - xã hội với định hướng phát triển theo thế mạnh từng vùng. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng– an ninh; nâng cao hiệu quả hệ thống cảng biển, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp; phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử; xây dựng khu vực ven biển Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước. Vì vậy, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An cần tập trung vào những nội dung đã được xác định trong quy hoạch.

Cần có chính sách đặc thù phát triển khu vực biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An -0
Đại biểu Thổ Út (Đồng Nai) phát biểu

Liên quan đến chính sách được quy định tại Khoản 4 Điều 3, các đại biểu cho rằng, việc cho phép phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho Nghệ An sẽ bảo đảm tính ổn định và công khai, minh bạch, rõ ràng của chính sách; tạo sự chủ động cho địa phương trong việc cân đối, lập kế hoạch bố trí nguồn lực cho các dự án.

Xoay quanh dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, đại biểu Tô Ái Vang đề nghị việc sửa đổi, bổ sung cần bám vào Nghị quyết số 52-NQ/TW của Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xác định vai trò của Đà Nẵng trong hình thành Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Cần có chính sách đặc thù phát triển khu vực biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An -0
Toàn cảnh phiên thảo luận tổ

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung Dự thảo Nghị quyết theo hướng cho phép Đà Nẵng bỏ thí điểm và thực hiện giống như mô hình TP. Hồ Chí Minh; sửa đổi, bổ sung một số nội dung và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực tiễn thực hiện mô hình theo như đề xuất của Chính phủ đã nêu. Mặt khác, tiếp tục không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hoàn thiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản

Là những người đại diện cho cử tri, Nhân dân Quảng Ninh - địa phương có tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản và từ chính những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tại Kỳ họp thứ Tám, các ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện các quy định của dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra khu vực sạt trượt đất đá trên diện rộng do ảnh hưởng của bão số 3 tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng đến những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn

Để có được nguồn tư liệu, thông tin hết sức phong phú, giàu tính thực tiễn mang đến nghị trường Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhất là hoạt động khảo sát và lắng nghe, tiếp thu thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Gửi trọn niềm tin

Từ những đóng góp tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, cử tri các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đều chung một mong mỏi, các nội dung được thông qua tại kỳ họp, nhất là một số dự án Luật, nghị quyết có tác động ảnh hưởng sâu tới đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tiếp xúc với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều cử tri huyện Cao Phong bày tỏ đồng tình với chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, mong muốn chủ trương quan trọng này được thực hiện đồng thời với việc quy định chức năng của các cơ quan, đơn vị; có giải pháp khả thi, đúng đắn để lựa chọn được người đủ năng lực quản lý sau sắp xếp.

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Đóng góp vào thành công đó là những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng vào các dự thảo luật và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước và thành phố.

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước

Không chỉ trên hội trường, trong các phiên thảo luận tại Tổ số 4, các ĐBQH đoàn thành phố Hải Phòng cũng đã đóng góp, đề xuất những ý kiến rất chất lượng. Đó là đề xuất việc lấp đầy “khoảng trống” về pháp lý trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Đảng ở các địa phương và các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ; bổ sung kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; tiếp cận ở góc độ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt…

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan phát biểu tại buổi thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung quy định về giám sát tiếp công dân

Theo đánh giá của ĐBQH Đoàn thành phố Hà Nội, hoạt động giám sát tiếp công dân vẫn chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổng hợp, xem xét, đánh giá trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện trách nhiệm tiếp công dân.

ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng tới thay đổi hành vi của người tiêu dùng

Theo các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần hướng tới việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

ĐBQH Phạm Đức Ấn phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều đồng tình với sự cần thiết phải có các quy định theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.