Cơ chế đặc thù, cần cách làm đặc thù

Suy nghĩ đã chín, tư tưởng đã thông, cơ chế đã có, cờ đã đến tay, phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn nữa, chỉ bàn làm, không bàn lùi, làm việc có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, làm việc nào dứt điểm việc đó để lấy động lực, cảm hứng làm việc tiếp theo. Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc của Thủ tướng và Đoàn công tác với lãnh đạo TP.  Hồ Chí Minh về kết quả phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, ngày 10.8.

Hơn 1 năm trước, tại Kỳ họp thứ Năm, ngày 24.6.2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 98/2023/QH15. Nghị quyết quy định thí điểm 6 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, gồm: quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền Thành phố và TP. Thủ Đức.

Nghị quyết với những chính sách đặc thù, vượt trội nhằm khơi thông tối đa các nguồn lực; phân cấp, phân quyền tối đa và cho phép thực hiện một số chức năng nhiệm vụ với quy trình, thủ tục rút gọn. Là một địa phương luôn khẳng định vị thế đầu tàu, trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, điều tiết số thu về ngân sách trung ương cao nhất, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển của riêng TP. Hồ Chí Minh, nguyện vọng của chính quyền, Nhân dân thành phố mà còn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, của người dân cả nước.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2023. Tính đến hôm nay, chúng ta có 1 năm để cùng nhìn lại, để đánh giá một cách thẳng thắn, khách quan nghị quyết của Quốc hội đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện như thế nào? Đâu là những “điểm sáng”, những thuận lợi, và đâu là những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ và giải pháp cho thời gian tới là gì?

Điều rất mừng, để phát huy hiệu quả chính sách vượt trội, đặc thù mà Nghị quyết của Quốc hội đã dành cho TP. Hồ Chí Minh, các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc một cách chủ động, tích cực. Theo đó, các bộ, ngành đã hoàn thành 8/18 nhiệm vụ, trong đó đáng chú ý là việc ban hành nghị định về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cho chính quyền TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các bộ, ngành đã và đang nghiên cứu, phối hợp triển khai 10 dự án, nhiệm vụ lớn. Riêng TP. Hồ Chí Minh, để thực hiện Nghị quyết 98, đến nay Thành phố đã thông qua 35 nghị quyết của HĐND, 33 quyết định của UBND thành phố và đã hoàn thành 10/25 nhiệm vụ. HĐND Thành phố đã quy định hệ số chi thu nhập tăng thêm tối đa là 1,5 lần so với tiền lương ngạch bậc, chức vụ; chính sách hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo đã bước đầu phát huy hiệu quả…

Với sự đồng tốc, đồng lực từ Trung ương đến địa phương thì việc triển khai nghị quyết được đánh giá là thu được nhiều kết quả khả quan, như nhận định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị quyết 98/2023/QH15 đã được triển khai với tốc độ nhanh, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả ngay, đã đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế, xã hội 7 tháng năm 2024.

Bên cạnh những “điểm sáng”, việc triển khai Nghị quyết 98 còn một số tồn tại, hạn chế, sự phối hợp giữa các bộ, ngành và TP. Hồ Chí Minh có lúc còn thiếu chủ động, chặt chẽ, thiếu linh hoạt…

Có thể thấy, Nghị quyết 98 đã tạo khung khổ pháp lý đủ rộng để TP. Hồ Chí Minh bứt phá và phát triển bền vững. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết nhưng cần hơn nữa là cách hành động cũng phải vượt trội, với quyết tâm làm việc đặc thù, vượt trội của bộ, ngành, và của chính địa phương.

Với tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để, mong rằng, những vướng mắc, bất cập bộc lộ trong quá trình triển khai nghị quyết sẽ được các bộ, ngành khẩn trương tháo gỡ, phối hợp chặt chẽ với nhau trong tổ chức thực hiện. Cùng với đó, cá thể hóa trách nhiệm, kết quả của từng bộ, ngành, địa phương và cá nhân, tăng cường kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Có như vậy, những cơ chế đặc thù, vượt trội dành cho TP. Hồ Chí Minh mới phát huy hết hiệu quả trên thực tế đúng với tinh thần “TP. Hồ Chí Minh vì cả nước và cả nước vì TP. Hồ Chí Minh”.

Chính sách và cuộc sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.