Tổng thống Iran thăm Trung Quốc:

Chuyến thăm nhiều thông điệp

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi có chuyến thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình từ ngày 14-16.2. Đây là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Iran tới Trung Quốc kể từ năm 2021, nhằm tăng cường và thúc đẩy quan hệ song phương. 

Vượt qua khó khăn để thúc đẩy quan hệ

Theo hãng thông tấn nhà nước IRNA của Iran, Tổng thống Raisi sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các phái đoàn của họ sẽ ký kết nhiều văn bản hợp tác. Ngoài ra, gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp hai bên và kiều bào Iran ở Trung Quốc cũng là một phần trong lịch trình của ông.

Thực tế, hai nhà lãnh đạo từng gặp nhau vào tháng 9 năm ngoái tại Samarkand, Uzbekistan, khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Iran. Chuyến thăm lần này diễn ra ngay sau lễ kỷ niệm 44 năm Cách mạng Hồi giáo năm 1979 được Iran tổ chức vào cuối tuần trước.

Hơn nữa, chuyến đi 3 ngày của nhà lãnh đạo Iran cũng diễn ra sau tuyên bố chung của Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo các quốc gia vùng Vịnh hồi cuối năm ngoái khiến Tehran thất vọng. Theo SCMP, trong tuyên bố chung kết thúc Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) tại Ảrập Xêút, cả hai bên nhất trí rằng thành viên của GCC là Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) nên sử dụng đàm phán để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Iran về các đảo ở eo biển Hormuz. Tuy nhiên, điều này đã làm tăng nhiệt độ ở Iran. Ngay sau hội nghị, Iran triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Iran, Chang Hua, để điều trần về tranh chấp quần đảo của họ. Iran tuyên bố chủ quyền đối với Greater Tunb, Lesser Tunb và Abu Musa, ba hòn đảo ở eo biển Hormuz mà nước này kiểm soát từ năm 1971, nhưng UAE cũng tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh nhiều lần nhấn mạnh, quan hệ của Trung Quốc với Iran và các nước vùng Vịnh không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Đất nước gấu trúc đã củng cố chỗ đứng của mình ở Trung Đông kể từ khi Mỹ xoay trục khỏi khu vực dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Uzbekistan vào tháng 9, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Raisi rằng, Trung Quốc nhìn nhận mối quan hệ với Iran từ “quan điểm chiến lược và dài hạn” và sẵn sàng tăng cường liên lạc và phối hợp với Iran. Sau đó ba tháng, ông Raisi khẳng định duy trì cam kết làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa tại Tehran.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Các nhà phân tích còn cho rằng, chuyến thăm không chỉ tiếp tục triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Iran mà còn cho thấy quyết tâm không ngừng của chính quyền Tổng thống Raisi trong việc thúc đẩy chính sách “Hướng Đông”, nghĩa là xây dựng liên minh với các cường quốc thế giới không thuộc phương Tây có cấu trúc chính trị tương đồng với Iran. 

Điểm sáng quan hệ kinh tế và năng lượng

Trước đó, hồi đầu năm 2022, Bắc Kinh và Tehran công bố kế hoạch tăng cường liên kết cơ sở hạ tầng và năng lượng khi thỏa thuận hợp tác chiến lược kéo dài 25 năm mang tính bước ngoặt được ký năm 2021 có hiệu lực. Nội dung của thỏa thuận này bao gồm các hoạt động kinh tế chính từ dầu mỏ và khai thác mỏ đến công nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp.

Vì vậy, theo ông Tang Zhichao, nhà phân tích Trung Đông tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Raisi là thúc đẩy và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Iran, đồng thời thúc đẩy thỏa thuận hợp tác 25 năm và tiếp tục thực hiện nó.

Thực sự, Iran và Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, thương mại và đầu tư. Cho tới nay, Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn của Iran và là nguồn đầu tư quan trọng vào quốc gia Trung Đông này. Theo IRNA, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Iran. Số liệu thống kê 10 tháng qua của Hải quan Iran cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc đạt 12,6 tỷ USD, trong khi nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 12,7 tỷ USD từ Trung Quốc. Cả hai phấn đấu đạt mục tiêu tăng cường thương mại lên 600 tỉ USD vào thập kỷ tới.

Quốc tế

Nguồn: Straitstimes
Quốc tế

Vì một thế hệ trẻ em sống lành mạnh

Bắt đầu từ năm 2025, mọi trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 tại Singapore sẽ được nhận một kế hoạch sức khỏe cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia mang tên Grow Well SG, được thiết kế để giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh từ sớm, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Sáng kiến này được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Phát triển gia đình và xã hội cùng triển khai, chính thức ra mắt vào ngày 21.1.

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Quốc tế

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã công bố chiến lược “ba mũi tên”, bao gồm ​​duy trì thâm hụt tài chính của Mỹ ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng trưởng GDP ở mức 3% mỗi năm và tăng sản lượng dầu khí lên tương đương ba triệu thùng mỗi ngày. Những mục tiêu tham vọng này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới điều mà thị trường tài chính mong đợi đó là tăng trưởng đi đôi với sự ổn định; tuy nhiên, kế hoạch này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính động thái của tân Tổng thống Donald Trump, cũng như phụ thuộc vào thực tế phức tạp về tài chính và thị trường.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Quốc tế

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp

Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới những vấn đề “nóng” như nhập cư, thuế quan, công nghệ và khai thác dầu mỏ. Động thái cho thấy ông đang hiện thực hóa các cam kết tranh cử.

Nguồn: AP
Quốc tế

Con đường tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động của Nhật Bản

Trong suốt ba thập kỷ, tiền lương tại Nhật Bản gần như trì trệ, gây ảnh hưởng đến sức mua và chất lượng cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2024, một bước ngoặt đáng chú ý đã diễn ra khi tiền lương danh nghĩa tăng 5,1%. Thành công này đến từ “cuộc tấn công tiền lương mùa xuân” - một truyền thống đàm phán hàng năm giữa công đoàn lao động và người sử dụng lao động nhằm đạt được mức lương tốt hơn.

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?
Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?

Trước thềm lễ nhậm chức vào đêm 20.1 (giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố, ngay sau khi bước vào Phòng Bầu dục, ông sẽ ký hàng chục sắc lệnh hành pháp để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Vậy những lời hứa đó là gì, và liệu những nội dung nào sẽ được thực thi ngay lập tức?

Cơ hội đan xen thách thức
Quốc tế

Cơ hội đan xen thách thức

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 2,9%; trong khi đầu tư tư nhân cho thấy một quỹ đạo tích cực hơn, với tăng trưởng dự kiến là 2,2% trong năm nay. Theo trang Thaipbsworld, mặc dù triển vọng kinh tế Thái Lan cho thấy tiềm năng tăng trưởng, song cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Xử lý rác thải điện tử - vấn nạn của kỷ nguyên công nghệ

Rác thải điện tử đang tăng nhanh trên toàn cầu, do sự phát triển công nghệ và nhu cầu thiết bị điện tử. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là loại rác thải nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, rác thải điện tử cũng chứa kim loại quý và nguyên liệu hiếm, mang lại tiềm năng tái chế lớn. Nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách toàn diện để quản lý và tái chế hiệu quả loại rác thải này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hiệu quả ấn tượng của Thượng Hải trong phân loại rác sinh hoạt

Thượng Hải, một trong những thành phố lớn nhất và phát triển nhanh nhất Trung Quốc, không chỉ nổi bật với sự tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ mà còn với những nỗ lực cải cách trong quản lý và phân loại rác thải. Quy trình phân loại rác thải ở Thượng Hải đã phát triển qua nhiều giai đoạn, từ những ngày đầu khi thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế vào thế kỷ XIX, cho đến khi thành phố đưa ra quy định bắt buộc phân loại rác sinh hoạt vào năm 2019.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Mệnh lệnh môi trường và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn

Phân loại rác thải không chỉ là hành động thiết yếu để bảo vệ môi trường, mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, trên thế giới, rác thải được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên tính chất, mức độ nguy hại và khả năng tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện và mức độ chi tiết của hệ thống phân loại này lại khác nhau giữa các quốc gia.