Xử lý nghiêm hành vi “chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội”

Kể từ khi thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (hiệu lực từ 1.1.2016), bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế; thực tế cũng cho thấy, cần thiết phải đưa hành vi "chiếm dụng tiền đóng BHXH" vào dự thảo Luật để kịp thời ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh các vi phạm trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng tăng lên; các chính sách BHXH được mở rộng, linh hoạt và phù hợp hơn với đời sống xã hội. Tuy nhiên, quá trình triển khai, thực hiện các quy định có liên quan đến vấn đề BHXH cũng xuất hiện nhiều tồn tại, bất cập cần tập trung nghiên cứu, khắc phục trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nổi lên, là việc tuân thủ pháp luật về BHXH còn chưa cao; vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH ở nhiều địa phương, doanh nghiệp dẫn đến những rủi ro cho không ít người lao động tham gia BHXH.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại Đà Nẵng. Ảnh: Phan Nguyên
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại Đà Nẵng Ảnh: Phan Nguyên

Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định 8 hành vi bị nghiêm cấm; qua đó, tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Luật, một số hành vi, thủ đoạn của cá nhân, tổ chức đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, lợi ích của người lao động và thân nhân; làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật cũng như chủ trương bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Điều đáng nói là các hành vi như: mua, bán, cầm cố sổ BHXH hoặc quá trình đóng BHXH dưới mọi hình thức; tiếp tay, tổ chức, cho cá nhân khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về BHXH hoặc cản trở người khác thực hiện nghĩa vụ đóng, không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về BHXH... lại chưa được quy định cụ thể trong Luật. 

Trên thực tế, đã có không ít đơn vị sử dụng lao động có hành vi “chiếm dụng tiền đóng BHXH”, làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý, điều hành chính sách của cơ quan nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia BHXH nhưng chưa có chế tài xử lý. Bên cạnh đó, không ít người lao động rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang” vì không được hưởng các chế độ về chính sách BHXH như: ốm đau, thai sản, dưỡng sức, thậm chí là cả chế độ hưu trí… dù hàng tháng đều đóng phần BHXH của mình thông qua người sử dụng lao động. Đây là hành vi mà các đối tượng dễ dàng thực hiện bởi quy định người sử dụng lao động trích từ tiền công, tiền lương của người lao động để đóng BHXH thay, nhưng cả người lao động lẫn cơ quan BHXH đều rất khó kiểm soát.

Để người lao động thực sự an tâm

Người lao động cần sự an tâm và môi trường làm việc mà ở đó quyền lợi của họ được đặt lên hàng ưu tiên; do đó, rất cần bổ sung hành vi “chiếm dụng tiền đóng BHXH” vào Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Một vấn đề quan trọng nữa là các chế tài xử lý đối với hành vi “chiếm dụng tiền đóng BHXH” cũng cần phải quy định cụ thể trong quá trình sửa đổi Luật lần này.

Quy định về hành vi “trốn đóng BHXH bắt buộc” tại Điều 43 và xử lý vi phạm về trốn đóng BHXH tại Điều 44 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng cần nghiên cứu, bổ sung một số hành vi và chế tài xử lý phù hợp, bảo đảm không bỏ sót đối tượng, hành vi vi phạm và khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật

Theo đó, nên nghiên cứu bổ sung 1 điều mới về hành vi “chiếm dụng tiền đóng BHXH” tương tự như hành vi “trốn đóng BHXH bắt buộc”. Đồng thời, Điều 43 của Dự thảo cũng nên nghiên cứu bổ sung đối tượng và hành vi “trốn đóng BHXH bắt buộc” của người lao động để bảo đảm tính bình đẳng trước pháp luật giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mặt khác, tại Điều 44 xử lý vi phạm về trốn đóng BHXH mới chỉ quy định hành vi của người sử dụng lao động; cần bổ sung thêm chế tài xử lý đối với hành vi “trốn đóng BHXH bắt buộc” của NLĐ và chế tài xử lý hành vi “chiếm dụng tiền đóng BHXH”. Trong đó, đối với hành vi “chiếm dụng tiền đóng BHXH” cần có chế tài đủ mạnh cả về hành chính và kinh tế, nghiêm khắc hơn so với hành vi “trốn đóng BHXH bắt buộc”; bởi hành vi này thuộc về ý thức chủ quan, cố tình của đối tượng vi phạm.

Trong quá trình xây dựng Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các cơ quan liên quan cần nghiêm túc nghiên cứu, xem xét bổ sung để kịp thời ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh các vi phạm trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Việc bổ sung, sửa đổi các quy định cũng góp phần củng cố niềm tin của người tham gia BHXH và của nhân dân vào chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta; đặt biệt, là bảo đảm được quyền lợi, để người lao động thực sự an tâm làm việc và hưởng lợi từ chính những thành quả lao động mà họ xứng đáng nhận được.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.