Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV

Thúc đẩy tuyên truyền mạnh hơn về các luật, nghị quyết của Quốc hội

Tham dự Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV tại điểm cầu các địa phương, đại diện Thường trực HĐND các địa phương đánh giá cao ý nghĩa, vai trò của hội nghị. Không chỉ quán triệt các điểm mới, nội dung quan trọng, xác định rõ tiến độ và yêu cầu trong tổ chức thi hành, hội nghị lần này sẽ tác động, thúc đẩy mạnh mẽ để Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ ngành Trung ương, địa phương vào cuộc chủ động, trách nhiệm; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng để các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm vừa qua nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang LÂM THỊ HƯƠNG THÀNH: Gắn kết giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật

Có thể khẳng định, Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã thể hiện rõ được thông điệp và là cây cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả” theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Với số lượng 9 luật và 11 nghị quyết được thông qua tại 2 kỳ họp, Quốc hội Khóa XV đã kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng và hoàn thiện thể chế, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, rào cản trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Tính ưu việt của các luật, nghị quyết đã được khẳng định. Tuy nhiên, để luật sớm đi vào cuộc sống thì khâu tổ chức thi hành đóng vai trò hết sức quan trọng. Tôi tin tưởng, sau hội nghị này việc triển khai thực hiện sẽ được tiến hành rất khẩn trương, đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các địa phương, nhất là với những địa phương đang trong giai đoạn vàng của sự phát triển như Bắc Giang. Đơn cử như những quy định mới được thể chế hóa tại Luật Đất đai (sửa đổi). Thực tế cho thấy, thực hiện Luật Đất đai 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là các công trình giao thông, xây dựng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Luật cũng bộc lộ hạn chế, tồn tại, thiếu đồng bộ, dẫn đến nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững, đặc biệt có nhiều văn bản còn chồng chéo, còn chưa thống nhất.

Do đó, tỉnh Bắc Giang rất mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực sớm và tin tưởng rằng các quy định mới tại dự án luật quan trọng này khi có hiệu lực sẽ giúp quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất… Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và giải quyết căn cơ bài toán hiệu quả, hiệu lực và đồng bộ, cần khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan, nhất là về hướng dẫn thi hành. Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thành lập Tổ công tác hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 cho các tỉnh, thành trên cả nước; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương; tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền về Luật Đất đai đến mọi tầng lớp nhân dân để luật sớm đi vào cuộc sống và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế NGUYỄN THỊ ÁI VÂN: Tiếp tục tuyên truyền mạnh hơn về các luật, nghị quyết

Tiếp nối thành công của Hội nghị triển khai luật nghị quyết lần thứ Nhất, Hội nghị lần này tiếp tục triển khai những nội dung mới, những vấn đề được Quốc hội giao cho Chính phủ, các bộ, ngành triển khai thực hiện. Đây là cách làm nhằm cụ thể hóa Kết luận số 19/KL-TW ngày 14.10.2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết. Trong đó, nhiều luật, nghị quyết quy định về các lĩnh vực hết sức quan trọng, như: đất đai; nhà ở; kinh doanh bất động sản; tài nguyên nước; các tổ chức tín dụng; thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước; kế hoạch đầu tư công trung hạn…

Có thể thấy rằng, đây đều là những văn bản quy phạm pháp luật có tác động sâu rộng đến đời sống nhân dân và kinh tế - xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và cử tri cả nước. Với tầm quan trọng như vậy, tôi đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ hai này. Tin tưởng rằng, ngay sau hội nghị, các bộ ngành, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa các luật, nghị quyết này để triển khai thực hiện, góp phần thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam TRÌNH MINH ĐỨC: Công tác thi hành luật, nghị quyết được đặc biệt quan tâm

Việc tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa việc xây dựng ban hành các điều luật và việc thực thi luật. Từ đó, đưa các quy định vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước. Với một khối lượng lớn các dự án luật được Quốc hội thông qua, việc thực thi ra sao đã được đặc biệt quan tâm, giám sát, đôn đốc. Điều này cũng thể hiện tinh thần không ngừng đổi mới, chủ động, trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội khi tổ chức, điều hành hội nghị.

Đáng chú ý, trong số các dự án luật và nghị quyết được triển khai trong hội nghị lần này, có Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là đạo Luật có ý nghĩa rất lớn, giúp tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc hiện hữu để khơi thông nguồn lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với Luật Đất đai (sửa đổi) còn nhiều luật khác cũng cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đồng bộ hơn, chặt chẽ hơn trong các luật. Đặc biệt, Chính phủ cần sớm ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.  

Hội nghị đã ghi nhận được những ý kiến tâm huyết, xuất phát từ thực tiễn, không chỉ giúp cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện luật bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng mà còn giúp tháo gỡ những bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai các luật, nghị quyết ở cơ sở. Bên cạnh đó, thông qua hội nghị, các bộ, ngành, địa phương cũng đã nắm bắt những điểm mới, những nội dung trọng tâm của luật, nghị quyết. Tôi tin rằng, với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, các quyết sách của Quốc hội sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển đất nước, đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của cử tri và nhân dân.

Hội đồng nhân dân

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Bằng khen của Thành ủy cho các cá nhân
Diễn đàn

Nâng cao vị thế Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động HĐND các cấp thành phố năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, HĐND các cấp trên địa bàn tiếp tục “chủ động, đồng hành, thực chất, hiệu quả” trong thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện hiệu quả công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động
Diễn đàn

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động

Phát huy tinh thần trí tuệ và trách nhiệm, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang chủ động, phối hợp tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, tổ chức lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành. Các Ban HĐND tỉnh tăng cường khảo sát phục vụ thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, giúp đại biểu HĐND tỉnh có cơ sở xem xét, quyết định các nội dung trình tại kỳ họp…

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh chủ trì Hội nghị BCĐ Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Để “cách mạng” thành công

Tinh gọn bộ máy trong giai đoạn mới được xác định là một cuộc “cách mạng”, là một trong những yêu cầu cấp thiết để đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; với tinh thần đoàn kết, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, nhiều cán bộ, Đảng viên đã tự nguyện hy sinh lợi ích cá nhân để “cách mạng” tinh gọn bộ máy đi đến thành công.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân

Chiều 13.11, HĐND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) hai cấp tỉnh và huyện năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh chủ trì hội nghị.

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản
Diễn đàn

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản

Qua giám sát công tác quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương kiến nghị việc giảm thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ trong trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp từ 1 năm xuống còn 30 ngày; bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản…

Việc sáp nhập thành công huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa cho thấy sự quyết tâm, quyết liệt và nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến các địa phương liên quan.
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Giảm sự “cồng kềnh” của bộ máy

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18), Thanh Hóa nằm trong tốp những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước và giảm được khối lượng lớn biên chế hưởng lương từ ngân sách. Kết quả này cùng với tinh thần quyết liệt, đoàn kết vì lợi ích quốc gia, dân tộc là nền tảng để Thanh Hóa tiếp tục thực hiện tốt cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy công quyền trong giai đoạn mới, hướng đến “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác
Diễn đàn

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác

Giám sát tình hình thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn từ tháng 1.2021 đến tháng 6.2024, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan, đơn vị để đánh giá kết quả, có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện.

Ổn định cuộc sống những hộ chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề
Diễn đàn

Ổn định cuộc sống những hộ chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề

Để thực hiện đúng quy định khu vực không được phép chăn nuôi, qua khảo sát việc thực hiện Nghị quyết số 44/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu để tham mưu các giải pháp cụ thể đối với những hộ sống bằng nghề chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề có thể ổn định cuộc sống.

Hài hòa giữa bảo tồn rừng bền vững với phát triển du lịch
Diễn đàn

Hài hòa giữa bảo tồn rừng bền vững với phát triển du lịch

Để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cần tăng cường bảo vệ, quản lý chặt diện tích rừng đặc dụng hiện có theo các phương án quản lý rừng bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy tối đa dịch vụ môi trường rừng. Hài hòa giữa bảo vệ nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, gắn với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và có giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu gia tăng phát triển hơn 2.000ha rừng trong năm 2025.

Rõ lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri
Diễn đàn

Rõ lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

Ngoài những kiến nghị cử tri đã được xử lý dứt điểm, trên 44% kiến nghị chưa thể xử lý ngay đều đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đưa ra giải pháp, xây dựng lộ trình cụ thể để giải quyết, bảo đảm các kiến nghị được giải quyết hiệu quả, thực chất và đồng bộ. Qua đó, không chỉ thể hiện nỗ lực của UBND tỉnh, các ngành trong tổ chức thực hiện mà còn là sự nghiêm túc, chặt chẽ trong công tác giám sát của HĐND tỉnh, góp phần tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền lợi của người dân trong đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bài cuối: Nơi cử tri gửi gắm ý kiến, niềm tin
Diễn đàn

Bài cuối: Nơi cử tri gửi gắm ý kiến, niềm tin

Liên tục trong 2 Kỳ họp thứ 8 và thứ 9 năm 2024, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã dành thời gian thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri theo nguyên tắc các ý kiến có đủ điều kiện phải được giải quyết dứt điểm, thông qua nghị quyết về giải quyết kiến nghị của cử tri; hằng tháng, Thường trực HĐND tỉnh đều tổ chức họp đánh giá kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri.

HĐND tỉnh Hòa Bình nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát
Chuyển động

HĐND tỉnh Hòa Bình nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát

Tại Hội nghị giao ban, tổng kết công tác HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thành phố năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương đề nghị, HĐND các cấp trong tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, chất lượng hiệu quả hoạt động. Đồng thời, cải tiến, đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động giám sát tại kỳ họp; tổ chức thực hiện chương trình giám sát và nâng cao chất lượng các cuộc giám sát chuyên đề năm 2025.

Cử tri HỒ NGỌC HIỆP- Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành, Thanh Hóa
Diễn đàn

Quyết sách nhân văn, hợp lòng dân

Cùng với những quyết sách đột phá khai thông các "điểm nghẽn", tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, Quốc hội ghi dấu ấn với nhiều quyết sách quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đông đảo cử tri các địa phương bày tỏ: các quyết sách của Quốc hội rất kịp thời, nhân văn, không chỉ thiết thực trong hiện tại, mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, mang lại cuộc sống an toàn, bình yên cho nhân dân.

Hoạt động của HĐND tỉnh Tuyên Quang năm 2024 - những điểm nhấn nổi bật
Diễn đàn

Hoạt động của HĐND tỉnh Tuyên Quang năm 2024 - những điểm nhấn nổi bật

Với phương châm “đồng hành, chia sẻ và trách nhiệm”, năm 2024, HĐND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, xác định mục tiêu “Phát huy trí tuệ, tinh thần đổi mới để quyết định vấn các đề quan trọng của địa phương; sắc sảo, khách quan trong hoạt động giám sát; bản lĩnh trong hoạt động giải trình, chất vấn” HĐND tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, ngày càng đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân địa phương.

Cao Bằng: Cử tri kiến nghị xem xét kéo điện lưới thắp sáng cho khu tái định cư
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: Cử tri kiến nghị xem xét kéo điện lưới thắp sáng cho khu tái định cư

Sáng 7.1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng gồm các đại biểu Đỗ Văn Thắng (Bí thư Huyện ủy Quảng Hòa); Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đàm Thu Hằng; Chánh Văn phòng Huyện ủy Quảng Hòa Phan Văn Cầu đã tiếp xúc cử tri (TXCT) sau Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh Khóa XVIII tại thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa.