Quyết sách hỗ trợ phát triển du lịch Ninh Bình

Tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Ninh Bình Khóa XV đã xem xét, ban hành 31 nghị quyết, trong đó có Nghị quyết quy định một số chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đây là nghị quyết đặc thù, được xây dựng tuân thủ quy trinh, thủ tục, bảo đảm đủ hồ sơ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; được xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan, lấy ý kiến tham gia của đối tượng chịu tác động và được cơ quan tư pháp thẩm định bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp.

Tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về du lịch

Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống, lịch sử văn hóa lâu đời, được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan độc đáo và hấp dẫn, các di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú. Ninh Bình còn sở hữu các di sản văn hóa vật thể, với 1.821 di tích, trong đó có 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt), 1 di sản hỗn hợp và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

Các đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV
Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Ninh Bình Khóa XV

Thời gian qua, ngành du lịch đã có bước phát triển mạnh mẽ, song còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; khách du lịch đến đông nhưng doanh thu chưa cao; cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu đồng bộ, quy mô còn nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa chuyên nghiệp; việc xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch là thế mạnh của tỉnh còn hạn chế; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tới thị trường khách du lịch quốc tế hiệu quả còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, đặc biệt thiếu các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các tổ chức, người dân, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch.

Để sớm đưa ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII “tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch của cả nước”, việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh là cần thiết.

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói

Trên tinh thần đó, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Khóa XV, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch. Qua thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thống nhất cao với chủ trương ban hành chính sách và cho rằng với 7 nhóm chính sách hỗ trợ được xây dựng trên cơ sở lựa chọn những chính sách cơ bản, đặc thù, phù hợp với thực tế phát triển du lịch của tỉnh, khả năng cân đối của ngân sách, khả năng huy động các nguồn lực khác, qua đó sẽ tạo điều kiện để ngành du lịch của tỉnh phát triển.

Ban đề nghị bổ sung nguyên tắc hỗ trợ “Tổ chức hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định tại nghị quyết này và các quy định của pháp luật khác có liên quan”. Như vậy, tổ chức cá nhân, chưa thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật có liên quan thì chưa thực hiện hỗ trợ; rà soát, điều chỉnh quy định về hồ sơ, thủ tục theo hướng giảm thủ tục hành chính, rõ ràng, thuận lợi hoặc giao UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của tỉnh hướng dẫn cụ thể, hạn chế việc phải sửa đổi nghị quyết và thống nhất hiệu lực thi hành nghị quyết kể từ ngày 22.7.2023.

Tại kỳ họp, nghị quyết đã nhận được nhiều quan tâm của các đại biểu HĐND tỉnh. Đa số các ý kiến thống nhất với đề nghị tại Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội. Song, có đại biểu đề nghị làm rõ ý kiến của Ban thẩm tra về nội dung nào cần rà soát, thay đổi để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu nghị quyết quy định quá cụ thể sẽ khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện như nội dung kết cấu nhà “khung tre, gỗ tuổi đời 50 năm” - thực tế nhà khung tre tuổi đời không thể được 50 năm; quy định đối tượng hỗ trợ sản phẩm du lịch “đội văn nghệ” không nên bó buộc tên gọi, nên sử dụng tên gọi để áp dụng cho các nhóm như câu lạc bộ, tổ… các đội văn nghệ chỉ cần bảo đảm đủ điều kiện sẽ được nhận hỗ trợ.

Bên cạnh đó, có đại biểu ý kiến về một số quy định sẽ khó thực hiện trong thực tiễn như: đối tượng nhà truyền thống đã được xây dựng từ 50 năm trước; hay mô hình nhà homestay phải bảo đảm tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ Khoa học Công nghệ nhưng mức hỗ trợ 100 triệu đồng; đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định chính sách cụ thể về mẫu nhà để thuận tiện trong triển khai thực hiện.

Dự thảo Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030 đã được 100% đại biểu HĐND tỉnh có mặt tại kỳ họp thống nhất thông qua. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất đề nghị ngay sau kỳ họp, UBND tỉnh, các cấp, ngành, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ các biện pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND tỉnh sớm đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh; các ban, tổ đại biểu, các đại biểu HĐND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phát huy vai trò giám sát và vận động Nhân dân thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND tỉnh đã thông qua.

Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân đối với tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… Đồng thời, cần quan tâm tính khả thi của việc quy hoạch các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; có chế tài xử lý với đơn vị trúng đấu giá nhưng không đưa các mỏ vào khai thác…

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương
Chuyển động

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương

Chiều 16.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Tám, gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dữ liệu.

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở giám sát

Tăng cường gắn kết với cử tri - “mạch nguồn” hoạt động của đại biểu, cơ quan dân cử, cùng với đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay, mang lại hiệu quả thiết thực. Đoàn giám sát xuống thực tế cơ sở trao đổi với người dân, ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở tổ chức hội nghị giám sát việc giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên
Diễn đàn

Đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường

Nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là việc trình chiếu phóng sự bằng hình ảnh sinh động, thuyết phục đã đưa“hơi thở” cuộc sống vào nghị trường, giúp cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên về những vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm thực sự sôi động, trách nhiệm. Trên cơ sở đó, kết luận phiên họp đã yêu cầu rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với nhiều vấn đề đặt ra, làm cơ sở thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình ĐẶNG BÍCH NGỌC (ẢNH BOX)
Hội đồng nhân dân

Quan tâm hỗ trợ đời sống người dân vùng cao

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho thấy, số trường hợp được cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt thấp so với kế hoạch; việc xác minh các thông tin về QSDĐ gặp khó khăn do thiếu thông tin chính xác, tài liệu không đầy đủ hoặc các vấn đề pháp lý phức tạp. Theo đó, đoàn giám sát đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân kết luận buổi giám sát.
Hội đồng nhân dân

Huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm

Làm việc với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cao Bằng về thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, khởi tố, điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 kiến nghị các cơ quan tăng cường phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương vận động Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm và phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp số liệu báo cáo bảo đảm đúng quy định, chính xác, kịp thời.

Toàn cảnh cuộc giám sát tại xã Cán Chu Phìn
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục xây dựng mô hình hiệu quả phòng, chống tảo hôn

Giám sát kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 498 ngày 14.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2025” tại huyện Mèo Vạc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Hà Giang đề nghị, huyện cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Tiểu dự án 2 - Dự án 9. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình phòng chống tảo hôn trên địa bàn.

Đoàn giám sát kiểm tra thực tế các hiện vật tại Di chỉ khảo cổ chùa Bảo Đài, phường Vàng Danh. Ảnh: Tuấn Nguyên
Diễn đàn

Gìn giữ, phát huy tương xứng giá trị các di sản văn hóa

Giám sát thực tế và làm việc với UBND TP. Uông Bí về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, thành phố tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu khoa học để làm rõ hơn giá trị lịch sử của từng di tích. Chú trọng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, kiến thức về lịch sử, văn hóa cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác văn hóa. Qua đó, bảo vệ, gìn giữ và phát huy tương xứng giá trị của các di sản; từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch văn hóa tâm linh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu tại hội nghị.
Hội đồng nhân dân

Dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài

Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Hưng Yên với Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn lần thứ 7 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản nhấn mạnh: HĐND các cấp cần lựa chọn những vấn đề đã khiếu nại, tố cáo nhiều lần chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm đưa ra chất vấn tại kỳ họp hoặc phiên họp Thường trực HĐND. Trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành liên quan; xác định rõ giải pháp cần tập trung để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, phức tạp.

Thường trực HĐND tỉnh khảo sát tại Dự án Khu hành chính UBND xã Thới Hòa do UBND huyện Trà Ôn là chủ đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Rõ trách nhiệm, giải quyết nhanh vướng mắc

Với những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong quá trình khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, cần quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản đối với nhiệm vụ phát triển của địa phương. Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh những vướng mắc để bảo đảm tiến độ thực hiện đối với từng dự án.

Hà Tĩnh: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp của Quốc hội, HĐND tỉnh
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp của Quốc hội, HĐND tỉnh

Sáng 14.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng chủ trì cuộc làm việc với Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh để nghe báo cáo một số hoạt động từ sau Kỳ họp thứ Bảy đến nay, công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh Khóa XVIII.