Quốc hội cần giám sát việc thực hiện quy hoạch đất rừng

“Để phòng chống thiên tai hiệu quả, giảm tối đa thiệt hại do sạt lở, mưa lũ gây ra, Quốc hội cần giám sát việc thực hiện quy hoạch đất rừng, nhất là rừng phòng hộ bởi hiện nay nhiều công trình giao thông, thủy lợi đã chiếm dụng đất rừng này”, GS.TS. VŨ TRỌNG HỒNG, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu ý kiến.

Không thể chỉ đổ lỗi cho thiên nhiên!

- Một điểm rất đáng lưu tâm trong các vụ trượt lở, sạt lở đất ở Tây Nguyên cũng như một số tỉnh phía Bắc vừa qua là đều gắn với các tuyến đường giao thông. Ông đánh giá thế nào về điều này?

GS Vũ Trọng Hồng

- Trước hết, phải khẳng định rằng trượt lở, sạt lở đất ở miền núi có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ việc mưa lớn. Tại khu vực Tây Nguyên, do nắng nhiều khiến lực dính của đất sét khô và giảm đi, khi gặp mưa nhiều ngày thì dẫn đến trượt lở, sạt lở đất.

Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ đổ lỗi cho thiên nhiên, bởi lẽ mùa này chưa xuất hiện hiện tượng La Nina và cũng chỉ mới bắt đầu vào mùa mưa lũ ở miền Bắc. Việc sạt lở chủ yếu gắn với các tuyến đường giao thông, tức là do con người. Đây mới là vấn đề cốt lõi.

- Ông có thể phân tích rõ hơn?

- Có một thực tế là từ nhiều năm qua, các tỉnh miền núi và khu vực Tây Nguyên có tình trạng chuyển đổi đất rừng sang trồng cây lâu năm. Điều dễ thấy là những điểm sạt lở ở Tây Nguyên phần lớn đều không còn rừng nguyên sinh, thay vào đó là đồi núi trơ trọi hoặc trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả. Những loại cây này có vòng đời ngắn, dưới gốc chưa kịp hình thành thảm thực vật đã bị chặt hạ nên không có lớp thảm thực vật đủ dày để giữ lại nước. Chính tôi đã cảnh báo từ 20 năm trước, nhưng đáng tiếc việc chuyển đổi này vẫn diễn ra.

Cùng với đó là tình trạng chuyển đổi đất rừng sang làm đất ở, làm công trình giao thông, công trình thủy điện. Tại nhiều công trình này, rừng phòng hộ đã bị chiếm dụng, thậm chí cả rừng tự nhiên. Khi rừng mất đi, chức năng giữ nước không còn, lại thêm việc thi công đường làm mất chân sườn dốc tự nhiên cũng làm gia tăng khả năng trượt lở, sạt lở đất đá. Đáng lẽ, khi làm đường, đơn vị thi công cần phải áp dụng biện pháp gia cố, gia cường các sườn dốc bảo đảm chắc chắn, an toàn nhưng trong nhiều trường hợp đã không làm.

Cần làm rõ có thực hiện đúng quy hoạch không?

­- Ông đánh giá thế nào về sự vào cuộc của các bên liên quan trong giải quyết các sự cố sạt lở thời gian qua?

- Có thể thấy, các bên đã có sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên triển khai lực lượng rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún đất, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn dân cư, an toàn hồ đập trên địa bàn.

Mới nhất, ngày 8.8, Thủ tướng tiếp tục ban hành công điện yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương thực hiện một số giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét như kiên quyết di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm; nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng… Đây đều là những giải pháp rất kịp thời và cần phải triển khai quyết liệt hơn nữa.

- Theo ông, để phòng tránh sạt lở, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là gì?

- Theo tôi, việc tối quan trọng và cần làm sớm là phải rà soát, đánh giá lại tổng thể tình trạng chuyển đổi đất rừng; phải làm rõ có bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch không, nhất là với đất rừng; việc làm các tuyến đường giao thông ở miền núi, xây dựng các công trình thủy điện đã chiếm dụng bao nhiêu héc ta đất rừng. Tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng làm nhà ở miền núi mà không xin phép cơ quan chức năng bởi nếu mưa lớn, hậu quả xảy ra sẽ rất nghiêm trọng.

Đây không chỉ là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương mà đòi hỏi Quốc hội cũng cần nhanh chóng vào cuộc để giám sát việc thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đất rừng. Việc giám sát này không chỉ tìm ra sai phạm, trách nhiệm của các bên liên quan, mà quan trọng hơn là từ kết quả giám sát đó kịp thời đề ra giải pháp phù hợp. Việc này cần phải làm nhanh, làm sớm, nếu không hậu quả sẽ rất khó lường! Quốc hội nên kiểm tra, giám sát thường xuyên vấn đề này, có thể theo quý thay vì theo năm.

Về phía người dân, lâu nay chúng ta đã thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về phòng tránh sạt lở, song cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thông qua Mặt trận Tổ quốc. Theo đó, nên tổ chức các lớp tập huấn cho người dân cũng như chính quyền địa phương về các kỹ năng, kiến thức phòng tránh sạt lở, phòng chống thiên tai. Chúng ta nên dành một nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn này để hỗ trợ người dân tham gia. Đây là điều rất quan trọng.

Song song với việc phải nâng cao năng lực dự báo, cần phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia giỏi về phòng chống thiên tai để họ đi thực địa tại các địa phương, kịp thời phát hiện, cảnh báo, đề xuất giải pháp phòng chống. Khi tận dụng được kinh nghiệm, kiến thức, năng lực của đội ngũ chuyên gia sẽ giúp các địa phương chủ động trong công tác này, giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra.

- Xin cảm ơn ông!

Nơi nào có nguy cơ xảy ra sạt lở?

Theo PGS.TS. Trần Tân Văn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nứt đất khi mưa to, kéo dài là một trong những dấu hiệu trực tiếp của sạt, trượt đất. Tiếp theo là các dòng nước lẫn bùn rỉ ra dưới chân sườn dốc, cây cối trồng trên sườn dốc bị nghiêng đổ. Theo thời gian, nếu vết nứt càng ngày càng lớn, càng dài, càng sâu thì khả năng trượt lở sẽ càng cao. Vết nứt xuất hiện sẽ gây ra tiếng động, vết nứt càng lớn thì tiếng động càng lớn.

Ông Văn lưu ý: tại những nơi có địa hình dốc và các hoạt động san gạt lấy mặt bằng xây nhà cửa, công trình, làm đường sá, làm mất chân sườn dốc sẽ có nguy cơ trượt lở cao khi mưa lớn kéo dài khiến đất đá bị bão hòa. Với sườn dốc nhân tạo như các đoạn đường đất đắp, đất không có kết cấu tự nhiên thì nguy cơ sạt, trượt, nứt, sụt lún càng cao hơn.

Khi phát hiện vết nứt, động thái đầu tiên là các địa phương cần thực hiện di dời người dân ra khỏi khu vực sạt, trượt tiềm năng; cử cán bộ kỹ thuật đến quan trắc, giám sát, theo dõi diễn biến của các vết nứt. Chính quyền cần căn cứ kích cỡ các vết nứt để dự báo quy mô khối trượt, từ đó thực hiện di dời cho phù hợp, sau đó cân nhắc phương án xử lý.

Thông thường, để xử lý trượt lở đất, giải pháp công trình rất tốn kém. Nếu bắt buộc vẫn phải xử lý bằng giải pháp công trình thì cần khảo sát, thiết kế và thi công kỹ lưỡng, trong đó thoát nước sườn dốc một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng, PGS.TS. Trần Tân Văn nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.