Mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của người dân

Kế thừa, phát huy những thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và nền hành chính công vụ liêm chính, vì dân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giai đoạn hiện nay, trước thách thức của “giặc nội xâm”, chúng ta tin tưởng vào quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Bước vào giai đoạn cách mạng mới, cần quán triệt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XIII) của Đảng; trong đó, đặc biệt coi trọng xây dựng chính quyền địa phương được lòng dân và nền công vụ liêm chính với mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của người dân.

Mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của người dân -0
Cử tri phát biểu ý kiến tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại của Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên với các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh. Ảnh: T. Hương

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, quan trọng bậc nhất là phải bảo đảm tính hợp hiến, thượng tôn pháp luật và được lòng dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền và nền công vụ liêm chính, vì dân là cơ sở để người dân được hưởng “độc lập - tự do - hạnh phúc” như tiêu ngữ văn bản hành chính do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn.

Biến khát vọng dân chủ của nhân dân thành hiện thực

Ngược dòng lịch sử, sau ngày tuyên bố độc lập 2.9.1945, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nước ta lúc đó tiềm ẩn những bất ổn, đe dọa vận mệnh của dân tộc. “Giặc đói”, “giặc dốt” hoành hành, nguy hiểm hơn là sự hiện diện của hơn 30 vạn quân xâm lược Anh, Mỹ, Pháp, Tưởng câu kết với bọn phản cách mạng trong nước, âm mưu xóa bỏ nền dân chủ và sự sống còn của nhà nước cách mạng Việt Nam mới được thành lập.

Trước tình hình đó, bằng bản lĩnh chính trị, tin ở lòng dân, hiểu khát vọng dân chủ của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết định tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội với hình thức phổ thông đầu phiếu. Vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, thù trong, giặc ngoài; ngày 6.1.1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất đã thành công, chứng minh với thế giới rằng: nước Việt Nam là nước tự do, độc lập, dân chủ, cộng hòa với giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được.

Cũng trong quá trình tiến tới Tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 63-SL ngày 22.11.1945 Sắc lệnh 77-SL ngày 21.12.1945 về tổ chức HĐND và UBHC ở các xã, huyện, tỉnh, kỳ, thành phố và thị xã. Đây là 2 văn bản pháp lý đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta về xây dựng chính quyền địa phương. Từ đó, chính quyền các địa phương được bầu cử, xác lập, cùng với Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thực thi sứ mệnh của nhà nước dân chủ cộng hòa, mở lối tiên phong trên con đường xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam, biến khát vọng làm chủ của nhân dân trở thành hiện thực.

Đặt nền móng xây dựng nền công vụ liêm chính, vì dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian, trí tuệ nghiên cứu, “xây dựng chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân”, phát triển một nền hành chính công vụ liêm chính, vì dân, “chú trọng thực tế và nỗ lực làm việc” ngay từ khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Mở đầu phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3.9.1945, Người nói: “Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính. Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm.”, “Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công”.

Để thực hiện các nhiệm vụ hành chính nhà nước trên cơ sở thượng tôn luật pháp, kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ, quản lý xã hội theo phương châm “kháng chiến, kiến quốc”; trong giai đoạn từ 30.8.1945 đến 31.12.1946, Chính phủ lâm thời đã điều hành đất nước bằng Sắc lệnh. Tổng cộng có 303 Sắc lệnh được ban hành trong vòng 16 tháng cho thấy năng lực thể chế đáng khâm phục của Chính phủ.

Thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều bài nói, bài viết đăng trên báo Cứu quốc - còn nguyên giá trị cho đến ngày nay - nói về thể chế cơ quan dân cử, tổ chức bộ máy nhà nước, nền công vụ và cơ chế vận hành; hướng dẫn kỹ thuật hành chính; giáo dục, rèn luyện đạo đức; sửa đổi cách làm việc, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; xây dựng chính quyền công bộc, được lòng dân... như: “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”  (3.9.1945); “Cách tổ chức các Ủy ban nhân dân” (11.9.1945); “Chính phủ là công bộc của dân” (19.9.1945); “Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích” (26.9.1945); “Thiếu óc tổ chức - một khuyết điểm lớn trong các Ủy ban nhân dân”  (4.10.1945); “Tinh thần tự động trong Ủy ban nhân dân” (5.10.1945); “Sao cho được lòng dân” (12.10.1945); “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” (17.10.1945) và một số bài báo khác.

Xuyên suốt trong các tác phẩm nói trên, Người chỉ rõ những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ và chính quyền địa phương phải thực hiện theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới. Căn dặn cán bộ phải có tinh thần tự phê bình, không tự kiêu, không được “vác mặt làm "quan cách mạng" hay cậy thế, tư túng, tham ô, hủ hóa, kéo bè kéo cánh gây chia rẽ. “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Đồng thời phải có đức tính siêng năng: siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm và siêng học tập, nghiên cứu. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy với một tinh thần chí công vô tư, hướng tất cả hoạt động của cơ quan hành chính tới mục tiêu hạnh phúc của nhân dân.

Coi trọng xây dựng chính quyền địa phương được lòng dân

Kế thừa và phát huy những thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam và nền hành chính công vụ liêm chính, vì dân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giai đoạn hiện nay, trước thách thức của “giặc nội xâm”, chúng ta tin tưởng vào quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, kiên quyết làm trong sạch bộ máynền công vụ liêm chính, vì dân. Minh chứng cho lời tuyên chiến với “giặc nội xâm”, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực lớn, trên diện rộng, vi phạm có tính hệ thống, có tổ chức, cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, cần quán triệt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XIII) của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị. Trong đó, đặc biệt coi trọng xây dựng chính quyền địa phương được lòng dân và nền công vụ liêm chính, với mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của người dân.

Một mặt, thể chế hóa rõ hơn trách nhiệm của cơ quan HĐND trong Nhà nước pháp quyền. HĐND đại diện cho dân, được nhân dân ủy thác giám sát quyền lực nhà nước đối với việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế -  xã hội, lực lượng vũ trang và mọi hoạt động ở địa phương nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ kỳ vọng của nhân dân. Vẫn còn tình trạng có tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền Hiến định, lợi ích hợp pháp của người dân; vẫn có trường hợp cơ quan công quyền biểu hiện quan liêu, lạm quyền trong thi hành công vụ, nhưng HĐND không hoặc chậm lên tiếng bảo vệ dân.

Mặt khác, cần đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính, chuyển từ mô hình quản lý công truyền thống chỉ coi trọng quy trình, thủ tục pháp lý, cơ cấu thứ bậc... sang quản lý công mới (hành chính phát triển) và chính phủ điện tử, phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế, gắn với phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa hệ thống quy định, quy tắc, coi trọng mục tiêu là kết quả cuối cùng.

Xây dựng cơ chế buộc các cơ quan Nhà nước phải tuân thủ, thượng tôn pháp luật, tập trung giải quyết đúng thời hạn quy định của pháp luật đối với các đơn thư tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của người dân. Khắc phục tình trạng để đơn thư tố cáo, khiếu nại “rơi vào im lặng”, vi phạm thời hạn giải quyết, qua đó, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Hội đồng nhân dân

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Bằng khen của Thành ủy cho các cá nhân
Diễn đàn

Nâng cao vị thế Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động HĐND các cấp thành phố năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, HĐND các cấp trên địa bàn tiếp tục “chủ động, đồng hành, thực chất, hiệu quả” trong thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện hiệu quả công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động
Diễn đàn

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động

Phát huy tinh thần trí tuệ và trách nhiệm, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang chủ động, phối hợp tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, tổ chức lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành. Các Ban HĐND tỉnh tăng cường khảo sát phục vụ thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, giúp đại biểu HĐND tỉnh có cơ sở xem xét, quyết định các nội dung trình tại kỳ họp…

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh chủ trì Hội nghị BCĐ Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Để “cách mạng” thành công

Tinh gọn bộ máy trong giai đoạn mới được xác định là một cuộc “cách mạng”, là một trong những yêu cầu cấp thiết để đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; với tinh thần đoàn kết, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, nhiều cán bộ, Đảng viên đã tự nguyện hy sinh lợi ích cá nhân để “cách mạng” tinh gọn bộ máy đi đến thành công.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân

Chiều 13.11, HĐND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) hai cấp tỉnh và huyện năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh chủ trì hội nghị.

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản
Diễn đàn

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản

Qua giám sát công tác quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương kiến nghị việc giảm thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ trong trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp từ 1 năm xuống còn 30 ngày; bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản…

Việc sáp nhập thành công huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa cho thấy sự quyết tâm, quyết liệt và nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến các địa phương liên quan.
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Giảm sự “cồng kềnh” của bộ máy

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18), Thanh Hóa nằm trong tốp những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước và giảm được khối lượng lớn biên chế hưởng lương từ ngân sách. Kết quả này cùng với tinh thần quyết liệt, đoàn kết vì lợi ích quốc gia, dân tộc là nền tảng để Thanh Hóa tiếp tục thực hiện tốt cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy công quyền trong giai đoạn mới, hướng đến “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác
Diễn đàn

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác

Giám sát tình hình thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn từ tháng 1.2021 đến tháng 6.2024, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan, đơn vị để đánh giá kết quả, có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện.

Ổn định cuộc sống những hộ chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề
Diễn đàn

Ổn định cuộc sống những hộ chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề

Để thực hiện đúng quy định khu vực không được phép chăn nuôi, qua khảo sát việc thực hiện Nghị quyết số 44/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu để tham mưu các giải pháp cụ thể đối với những hộ sống bằng nghề chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề có thể ổn định cuộc sống.

Hài hòa giữa bảo tồn rừng bền vững với phát triển du lịch
Diễn đàn

Hài hòa giữa bảo tồn rừng bền vững với phát triển du lịch

Để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cần tăng cường bảo vệ, quản lý chặt diện tích rừng đặc dụng hiện có theo các phương án quản lý rừng bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy tối đa dịch vụ môi trường rừng. Hài hòa giữa bảo vệ nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, gắn với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và có giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu gia tăng phát triển hơn 2.000ha rừng trong năm 2025.

Rõ lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri
Diễn đàn

Rõ lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

Ngoài những kiến nghị cử tri đã được xử lý dứt điểm, trên 44% kiến nghị chưa thể xử lý ngay đều đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đưa ra giải pháp, xây dựng lộ trình cụ thể để giải quyết, bảo đảm các kiến nghị được giải quyết hiệu quả, thực chất và đồng bộ. Qua đó, không chỉ thể hiện nỗ lực của UBND tỉnh, các ngành trong tổ chức thực hiện mà còn là sự nghiêm túc, chặt chẽ trong công tác giám sát của HĐND tỉnh, góp phần tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền lợi của người dân trong đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bài cuối: Nơi cử tri gửi gắm ý kiến, niềm tin
Diễn đàn

Bài cuối: Nơi cử tri gửi gắm ý kiến, niềm tin

Liên tục trong 2 Kỳ họp thứ 8 và thứ 9 năm 2024, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã dành thời gian thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri theo nguyên tắc các ý kiến có đủ điều kiện phải được giải quyết dứt điểm, thông qua nghị quyết về giải quyết kiến nghị của cử tri; hằng tháng, Thường trực HĐND tỉnh đều tổ chức họp đánh giá kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri.

HĐND tỉnh Hòa Bình nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát
Chuyển động

HĐND tỉnh Hòa Bình nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát

Tại Hội nghị giao ban, tổng kết công tác HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thành phố năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương đề nghị, HĐND các cấp trong tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, chất lượng hiệu quả hoạt động. Đồng thời, cải tiến, đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động giám sát tại kỳ họp; tổ chức thực hiện chương trình giám sát và nâng cao chất lượng các cuộc giám sát chuyên đề năm 2025.

Cử tri HỒ NGỌC HIỆP- Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành, Thanh Hóa
Diễn đàn

Quyết sách nhân văn, hợp lòng dân

Cùng với những quyết sách đột phá khai thông các "điểm nghẽn", tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, Quốc hội ghi dấu ấn với nhiều quyết sách quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đông đảo cử tri các địa phương bày tỏ: các quyết sách của Quốc hội rất kịp thời, nhân văn, không chỉ thiết thực trong hiện tại, mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, mang lại cuộc sống an toàn, bình yên cho nhân dân.

Hoạt động của HĐND tỉnh Tuyên Quang năm 2024 - những điểm nhấn nổi bật
Diễn đàn

Hoạt động của HĐND tỉnh Tuyên Quang năm 2024 - những điểm nhấn nổi bật

Với phương châm “đồng hành, chia sẻ và trách nhiệm”, năm 2024, HĐND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, xác định mục tiêu “Phát huy trí tuệ, tinh thần đổi mới để quyết định vấn các đề quan trọng của địa phương; sắc sảo, khách quan trong hoạt động giám sát; bản lĩnh trong hoạt động giải trình, chất vấn” HĐND tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, ngày càng đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân địa phương.

Cao Bằng: Cử tri kiến nghị xem xét kéo điện lưới thắp sáng cho khu tái định cư
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: Cử tri kiến nghị xem xét kéo điện lưới thắp sáng cho khu tái định cư

Sáng 7.1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng gồm các đại biểu Đỗ Văn Thắng (Bí thư Huyện ủy Quảng Hòa); Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đàm Thu Hằng; Chánh Văn phòng Huyện ủy Quảng Hòa Phan Văn Cầu đã tiếp xúc cử tri (TXCT) sau Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh Khóa XVIII tại thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa.