Hướng tới Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV

Khơi thông nguồn lực, khai thác hiệu quả các dư địa phát triển

Ngày 8.7 tới đây, Kỳ họp thứ 19 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV chính thức bước vào chương trình nghị sự. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích cho biết, với tinh thần chủ động, từ sớm, từ xa, các nội dung trình kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để đại biểu có cơ sở thảo luận, tham góp, giúp HĐND tỉnh ban hành những quyết sách thiết thực khơi thông nguồn lực, khai thác hiệu quả các dư địa để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

Dấu ấn từ những quyết sách sát thực, khả thi

- Qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2024, xin bà cho biết rõ hơn những kết quả nổi bật Quảng Ninh đã đạt được?

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh VI NGỌC BÍCH
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích

-  Quảng Ninh bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều thuận lợi khi tiếp nối đà ổn định, đổi mới, phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 con số liên tục trong 9 năm liên tiếp (2015 - 2023) nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình hình thế giới, khu vực, biến đổi khí hậu. Bám sát chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn của địa phương, Tỉnh ủy – HĐND – UBND đã quyết tâm, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, chủ động vượt qua khó khăn, thử thách, triển khai thực hiện có hiệu quả, toàn diện trên các lĩnh vực công tác theo Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 27.11.2023 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 176/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 gắn với chủ đề công tác “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”.

Nỗ lực, kiên trì, đổi mới sáng tạo, 6 tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã hoàn thành trước nhiều mục tiêu của cả giai đoạn, tiếp tục khẳng định vị trí là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 9,02%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 48.035 tỷ đồng (tăng 9,1% so với cùng kỳ). Đến nay, tỉnh cũng đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; trong đó, huyện Bình Liêu là huyện dân tộc, miền núi, biên giới đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; Tiên Yên, Đầm Hà là 2 huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo tiêu chí của giai đoạn 2021 – 2025.

 Đặc biệt theo công bố của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ ngày 17.4 vừa qua, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu Chỉ số SIPAS và PAR INDEX năm 2023. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã có 5 năm liên tục giữ vị trí dẫn đầu Chỉ số SIPAS (2019 - 2023); 6 năm dẫn đầu Chỉ số PAR INDEX (2017 - 2020 và 2022 - 2023). Tiếp tục có chuyển biến rõ rệt trong phát triển văn hoá - xã hội, con người, bảo đảm và nâng cao chất lượng an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng đời sống và “hạnh phúc” của Nhân dân, thu hẹp chênh lệch vùng miền; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, xây dựng phòng tuyến cạnh tranh và hợp tác kinh tế quốc tế

- Những kết quả nổi bật đó có vai trò quan trọng của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là trong ban hành các quyết sách nhằm khơi thông nguồn lực và tích cực đôn đốc việc triển khai thực hiện, thưa bà?

- Có thể khẳng định, những kết quả nổi bật trên không thể không nhắc đến vai trò, trách nhiệm và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh. 6 tháng đầu năm 2024, HĐND tỉnh đã tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề, ban hành 18 nghị quyết đều là những giải pháp, cơ chế, chính sách thiết thực, khả thi liên quan trực tiếp đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội. Nổi bật, như: bổ sung cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách địa phương, điều chỉnh, bổ sung, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và một số nội dung thuộc lĩnh vực tài chính- ngân sách nhằm quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn ngân sách nhà nước; cơ cấu lại chi thường xuyên để dành nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển. Các nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ BHYT cho đối tượng người thuộc hộ cận nghèo, hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025; quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (nhưng không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu) thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn; sửa đổi, bổ sung một số quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của tỉnh từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2025 - 2026; quy định số lượng, chức danh, một số chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, khu phố và người hỗ trợ hoạt động ở thôn, bản, khu phố; mức khoán, kinh phí hỗ trợ hoạt động của thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết số 207/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh)…

Quyết nghị nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền

- Bà có thể khái quát một số nội dung chính theo chương trình nghị sự và các cơ chế, chính sách quan trọng sẽ được HĐND tỉnh xem xét, quyết nghị tại Kỳ họp thường lệ giữa năm?

Từ đầu năm đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề, ban hành 18 nghị quyết đều là những vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Ảnh: Q.M.G
Từ đầu năm đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề, ban hành 18 nghị quyết đều là những vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Ảnh: Q.M.G

- Tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh sẽ xem xét, cho ý kiến vào 24 báo cáo của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cơ quan liên quan, thông qua 26 tờ trình, 26 nghị quyết. Trong đó, tập trung thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền về: hỗ trợ phát triển nguồn nhân lưc, giáo dục, y tế và đời sống nhân dân; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025; điều chỉnh, phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024; quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 23.4.2021 của HĐND tỉnh về ban hành một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững; thông qua nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh đến năm 2045: phê duyệt bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập năm 2024; quyết định số lượng hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục đối với các cấp học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024; quy định tặng thưởng danh hiệu “Công dân Quảng Ninh ưu tú”; chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 – 2025; quy định tiêu chí thành lập và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; mức chi hỗ trợ, bồi dưỡng, mua sắm và sửa chữa trang, thiết bị bảo đảm điều kiện hoạt động đối với Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh…

- Để kỳ họp diễn ra thành công, công tác chuẩn bị theo tinh thần chủ động, từ sớm, từ xa được triển khai thực hiện như thế nào, thưa bà?

- Để bảo đảm thành công của kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đã chủ động chỉ đạo công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 19 từ rất sớm (trước khai mạc kỳ họp 60 ngày), đúng pháp luật, đúng quy chế làm việc, có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy; sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan hữu quan.

Các nội dung trình kỳ họp được chuẩn bị với tinh thần tích cực, kỹ lưỡng trên cơ sở thống nhất về chương trình, nội dung và thời hạn gửi tài liệu kỳ họp giữa Thường trực HĐND với UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn có liên quan. Thường trực HĐND tỉnh không đưa vào chương trình kỳ họp những nội dung chưa bảo đảm chất lượng và quy trình, trình tự theo quy định của luật; chỉ đạo, định hướng đôn đốc, các Ban HĐND tỉnh chú trọng công tác khảo sát thực tiễn, phát huy và khai thác triệt để các ý kiến tham gia phản biện của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao chất lượng các báo cáo thẩm tra đảm bảo rõ quan điểm và đề xuất phương án xử lý đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau theo quy định của pháp luật; Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong việc rà soát, hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết trình HĐND tỉnh đảm bảo tính tổng thể, toàn diện, khả thi, đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục theo quy định, trong đó chú trọng những nội dung có tác động lớn tới nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo

Thường trực HĐND tỉnh cũng đã tổ chức sớm Hội nghị giám sát giải quyết kiến nghị cử tri (trước khai mạc kỳ họp 30 ngày); hoàn thành sớm hoạt động tiếp xúc cử tri tại nơi ứng cử và tiếp xúc cử tri theo chuyên đề của đại biểu tại 13/13 địa phương bảo đảm đúng luật định; chỉ đạo số hóa tài liệu; tiếp tục triển khai hiệu quả Kỳ họp không giấy tờ giúp cho việc chuẩn bị, tham gia vào nội dung kỳ họp được chủ động, nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

Hội đồng nhân dân

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
Diễn đàn

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Cả nước đã và đang tập trung cao triển khai quyết liệt các yêu cầu, nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trước những nhiệm vụ quan trọng này, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, ngành tập trung cao, nỗ lực tối đa thực hiện toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 13,6% theo chỉ đạo của Trung ương.

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động
Diễn đàn

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động

Với quyết tâm khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng tinh thần của Trung ương, hôm qua, 3.4, HĐND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) để kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng nguồn ngân sách nhà nước, thủ tục thu hút đầu tư đối với các dự án ngoài ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành.

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri
Diễn đàn

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri

Những năm gần đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang ngày càng khẳng định rõ nét vai trò là cầu nối tin cậy giữa Nhân dân và chính quyền. Bằng tinh thần quyết liệt, theo bám đến cùng, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đã và đang được xem xét, giải quyết một cách có trách nhiệm, linh hoạt. Đây cũng chính là nền tảng để HĐND tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò đại diện cho Nhân dân, nơi cử tri tin tưởng trao gửi nguyện vọng, tiếng nói của mình.

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân
Diễn đàn

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: đất nước muốn phát triển, muốn bứt phá phải sắp xếp, tinh gọn. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là những mục tiêu xuyên suốt Đảng ta đặt ra trong quá trình sáp nhập cấp xã. Từ chủ trương đến lấy ý kiến, thực hiện sáp nhập và vận hành, suy cho cùng chìa khóa là ở nơi dân.

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng
Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Phương án sắp xếp, sáp nhập cấp xã như thế nào hiện đang là mối quan tâm rất lớn từ dư luận, người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Dù phương án như thế nào chăng nữa thì “xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp” là mệnh lệnh, yêu cầu bắt buộc các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.