“Gỡ khó” cho xã hội hóa đầu tư nước sạch nông thôn

Thời gian tới, UBND tỉnh Đồng Tháp cần sớm rà soát lại kế hoạch, lộ trình chuyển đổi nguồn nước ngầm qua nước mặt đối với các trạm cấp nước, nhà máy cấp nước để tính toán lại lộ trình cho kế hoạch mới. Đồng thời, khắc phục tình trạng chậm xã hội hóa đầu tư nước sạch nông thôn. Các ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng nguồn nước; tính toán mức giá phù hợp để bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa nhà đầu tư và người dân.

Đó là nhấn mạnh của Chủ tọa Hội nghị chất vấn và trả lời chất vấn về kết quả thực hiện công tác xã hội hóa đầu tư nước sạch nông thôn do Thường trực HĐND tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức.

Đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi khai thác nước ngầm sang nước mặt

Tại hội nghị, các đại biểu đã đặt câu hỏi liên quan đến các nhóm vấn đề về chất lượng nước, công suất nước, lượng nước cung cấp cho người dân, đặc biệt là những nơi thưa dân cư; lộ trình chuyển đổi khai thác từ nước ngầm sang nước mặt; giải pháp để đạt chỉ tiêu Nghị quyết số 43/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, quy định chỉ tiêu về môi trường đến năm 2025 và giải pháp khắc phục về chất lượng nguồn nước. Đại biểu cũng đề nghị làm rõ mức tính giá nước sạch, lý do vì sao trên địa bàn tỉnh áp dụng cùng lúc hai Quyết định quy định về giá nước sạch sinh hoạt ở nông thôn…  

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện làm rõ thêm các vấn đề đại biểu chất vấn - ảnh: Thanh Trúc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện làm rõ thêm các vấn đề đại biểu chất vấn. Ảnh: Thanh Trúc

Trả lời chất vấn của đại biểu, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: ngày 11.9.2023, trên cơ sở tham mưu của sở, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 94 về tiếp tục thực hiện chuyển đổi nguồn nước theo kế hoạch của UBND tỉnh, đồng thời có hướng giải quyết cho các trường hợp đặc biệt. Căn cứ 2 tiêu chí cơ bản là chủ đầu tư nhà máy cấp nước phải sử dụng nước mặt và cấp nước đủ số lượng, chất lượng cho người dân sử dụng, công tác chuyển đổi nguồn nước được thực hiện với 3 hình thức cơ bản: chủ đầu tư Trạm cấp nước sử dụng nước dưới đất có đủ năng lực thực hiện chuyển đổi qua đầu tư Nhà máy nước mặt thay thế hoặc thỏa thuận đấu nối nước sạch đồng hồ tổng từ đơn vị cấp nước xung quanh sử dụng nguồn nước mặt; trường hợp không đủ năng lực thì phải chuyển giao Trạm cấp nước dưới đất cho đơn vị khác có năng lực đầu tư nhà máy cấp nước mặt.

Đối với những trường hợp không bảo đảm khả năng chuyển đổi khai thác nước dưới đất sang nước mặt đến hết năm 2023 theo lộ trình, UBND các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp, đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan đối với từng trường hợp cụ thể… làm cơ sở trình UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến.

Thực hiện chính sách tiếp cận vốn đầu tư hệ thống cấp nước theo Nghị quyết số 380 ngày 8.12.2020 của HĐND tỉnh, các cơ chế về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được phổ biến rộng rãi và áp dụng triển khai thực hiện tốt. Các dự án cấp nước đều được ưu tiên ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và được Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh hỗ trợ cho vay; đến nay, đã có 15 dự án được Quỹ hỗ trợ với số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Về kết quả cung cấp nước sạch nông thôn so với chỉ tiêu đã đề ra tại nghị quyết của HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện cho biết: năm 2021, tỉnh đề ra chỉ tiêu tỷ lệ 86% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, kết quả thực hiện đạt 86,36%; năm 2022, đề ra tỷ lệ 88%, kết quả đạt 88,97%; năm 2023, đề ra tỷ lệ 94%, kết quả rà soát đến 6 tháng đầu năm 2023 đạt 90,27%, ước thực hiện cả năm đạt 94%. Trong năm 2024, tỉnh đề ra tỷ lệ đạt 96,2%; năm 2025, đạt 98,1%.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tập trung triển khai. Trong đó, xác định bảo đảm công tác cung cấp nước sạch từ nguồn nước mặt đạt chất lượng, lưu lượng và cột áp; bảo vệ nguồn nước ngầm, chuyển nước ngầm thành nguồn nước dự trữ và hạn chế hiện tượng sụt lún nền đất do khai thác nước ngầm quá mức. Cùng với đó, cung cấp nước sạch không phân biệt khu vực đô thị và nông thôn, không phụ thuộc vào địa giới hành chính; phấn đấu toàn tỉnh luôn được sử dụng nước sạch đạt chuẩn chất lượng theo quy định…

Đối với nhóm vấn đề chất vấn về giá nước sạch sinh hoạt ở nông thôn, các mức tính giá nước sạch có bảo đảm sự công bằng giữa các nhà đầu tư, hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư và quyền lợi của người tiêu dùng, lãnh đạo các sở, ngành liên quan cho biết chưa có sự đồng bộ về giá nước sạch sinh hoạt giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt của tỉnh, Công Ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường Đô thị Đồng Tháp (Dowasen) đã mua lại một số trạm nước ngầm ở khu vực nông thôn, thực hiện cấp nước sâu vào khu vực nông thôn nên có sự chênh lệch giá tiêu thụ nước sạch do Dowasen cung cấp và đơn vị cấp nước nông thôn. Khắc phục sự chênh lệch này thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Tài chính phối hợp các ngành chức năng yêu cầu Dowasen lập phương án giá để tính toán lại mức giá tại khu vực nông thôn cho phù hợp, đồng nhất với các đơn vị cấp nước khác, dự kiến điều chỉnh trong năm 2024.

Hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và người tiêu dùng

Phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Kim Tuyến ghi nhận việc UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quán triệt, triển khai thực hiện chiến lược quốc gia cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn. Với mục tiêu đề ra đến năm 2023 chuyển đổi việc khai thác và sử dụng nước ngầm sang nước mặt, bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng không phân biệt khu vực đô thị và nông thôn; phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy định. Các địa phương đã kêu gọi xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư xây dựng các trạm cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế, bất cập cần sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu tỉnh đã đề ra vào năm 2025, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Kim Tuyến đề nghị, UBND tỉnh và các ngành, đơn vị liên quan, tập trung rà soát, khắc phục các nội dung thực hiện còn chậm, nhất là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tiếp tục tập trung quan tâm chất lượng nguồn nước, tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng nước. Đồng thời, quan tâm tháo gỡ khó khăn về các quy trình, thủ tục và hướng dẫn cho các nhà đầu tư… xã hội hóa đầu tư nước sạch nông thôn

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, UBND tỉnh cần sớm rà soát lại kế hoạch, lộ trình chuyển đổi nguồn nước dưới đất qua nước mặt đối với các trạm cấp nước, nhà máy cấp nước để tính toán lại lộ trình cho kế hoạch mới trong thời gian tới. Về giá nước sạch sinh hoạt ở nông thôn, các mức tính cần bảo đảm công bằng giữa các nhà đầu tư; hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Hội đồng nhân dân

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
Diễn đàn

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Cả nước đã và đang tập trung cao triển khai quyết liệt các yêu cầu, nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trước những nhiệm vụ quan trọng này, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, ngành tập trung cao, nỗ lực tối đa thực hiện toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 13,6% theo chỉ đạo của Trung ương.

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động
Diễn đàn

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động

Với quyết tâm khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng tinh thần của Trung ương, hôm qua, 3.4, HĐND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) để kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng nguồn ngân sách nhà nước, thủ tục thu hút đầu tư đối với các dự án ngoài ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành.

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri
Diễn đàn

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri

Những năm gần đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang ngày càng khẳng định rõ nét vai trò là cầu nối tin cậy giữa Nhân dân và chính quyền. Bằng tinh thần quyết liệt, theo bám đến cùng, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đã và đang được xem xét, giải quyết một cách có trách nhiệm, linh hoạt. Đây cũng chính là nền tảng để HĐND tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò đại diện cho Nhân dân, nơi cử tri tin tưởng trao gửi nguyện vọng, tiếng nói của mình.

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân
Diễn đàn

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: đất nước muốn phát triển, muốn bứt phá phải sắp xếp, tinh gọn. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là những mục tiêu xuyên suốt Đảng ta đặt ra trong quá trình sáp nhập cấp xã. Từ chủ trương đến lấy ý kiến, thực hiện sáp nhập và vận hành, suy cho cùng chìa khóa là ở nơi dân.

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng
Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Phương án sắp xếp, sáp nhập cấp xã như thế nào hiện đang là mối quan tâm rất lớn từ dư luận, người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Dù phương án như thế nào chăng nữa thì “xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp” là mệnh lệnh, yêu cầu bắt buộc các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.