Cụ thể chế tài xử lý khi không thực hiện kiến nghị giám sát

Để thực hiện hiệu quả hơn Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị về giám sát. Đồng thời, quy định cụ thể các chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị về giám sát…

Nhiều đổi mới, đi vào chiều sâu

Theo Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia, sau 7 năm thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh có nhiều đổi mới về nội dung cũng như hình thức; chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát ngày càng được nâng cao. Qua đó, góp phần tích cực giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, khắc phục tồn tại trong công tác quản lý nhà nước, từ đó thực hiện tốt vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Cụ thể chế tài xử lý khi không thực hiện kiến nghị giám sát -0
Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Ảnh: H. Phong

Từ đầu Khóa XIV đến nay, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động phối hợp với HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời tổ chức các hoạt động giám sát tại địa phương theo kế hoạch giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Đoàn. Hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh ngày càng có nhiều đổi mới, đi vào chiều sâu, thực chất, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả. Đặc biệt, qua giám sát, Đoàn kịp thời kiến nghị khắc phục và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng: việc lựa chọn một số nội dung giám sát chưa trọng tâm, trọng điểm; tổ chức giám sát còn chồng chéo; thời gian, điều kiện tham gia giám sát của các đại biểu kiêm nhiệm còn khó khăn, chất lượng một số cuộc giám sát chưa cao… Một số trường hợp chưa xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến vấn đề giám sát; chưa đề ra được biện pháp xử lý, chưa có chế tài phù hợp đối với tổ chức, cá nhân trong thực hiện kiến nghị giám sát. Việc theo dõi, đôn đốc, giám sát kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát có lúc chưa thực sự quyết liệt nên còn có những nội dung chậm được giải quyết…

Những tồn tại trên có nguyên nhân do số ĐBQH tại địa phương chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động dân cử. Sự phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và Thường trực, các ban HĐND, MTTQ Việt Nam tỉnh chưa nhịp nhàng, dẫn đến một số nội dung giám sát trùng lặp, chồng chéo. Luật chưa quy định các chế tài xử lý đối tượng bị giám sát không thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị hợp pháp của đại biểu Quốc hội và Đoàn ĐBQH. 

Thực hiện nghiêm các kết luận giám sát

Từ thực tế trên, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị cần có cơ chế tài chính, chế độ, chính sách phù hợp trong việc thuê, hợp đồng, khoán việc đối với chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực nhằm phục vụ hoạt động của các đại biểu; có văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế và quy định về thẩm quyền, chi phí cho chuyên gia.

Từ năm 2016 đến nay, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức giám sát 13 chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên địa bàn tỉnh; tổ chức giám sát, khảo sát 6 chuyên đề... Bên cạnh đó, việc giải quyết KNTC, kiến nghị của công dân cũng được Đoàn quan tâm, thực hiện nghiêm túc (giám sát 7 vụ việc cụ thể); công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch…

Đặc biệt, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị về giám sát; đồng thời, quy định cụ thể các chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị về giám sát… 

Điểm d, Khoản 2, Điều 52 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định nhiệm vụ, quyền hạn đối với Đoàn ĐBQH giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương: “Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.”. Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị quy định rõ về cơ chế và thủ tục yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm tại điểm này.

Khoản 1, Điều 33 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định “Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH thì Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH có quyền kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”. Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị quy định cụ thể cơ chế và thủ tục kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tại khoản này.

Đoàn ĐBQH tỉnh cũng kiến nghị quy định cụ thể chế tài xử lý trách nhiệm đối với những trường hợp đơn khiếu nại, tố cáo được đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH chuyển nhưng quá thời hạn quy định của pháp luật mà các cơ quan có thẩm quyền giải quyết không trả lời, không xem xét, giải quyết. Quy định cụ thể chế tài xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo để xử lý các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối, vu khống, làm mất trật tự an toàn, xã hội.

Hội đồng nhân dân

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên khảo sát phương án thực hiện dự án Đường giao thông kết nối liên vùng
Diễn đàn

Quyết tâm bứt phá, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Tỉnh Thanh Hóa khép lại năm 2024 với nhiều thành tựu kinh tế nổi bật, điển hình là tốc độ tăng trưởng đạt 12,16%, đứng thứ 2 cả nước; thu ngân sách nhà nước đạt trên 54.000 tỷ đồng, đứng thứ 8 cả nước. Đây là nền tảng, động lực quan trọng để Thanh Hóa tiếp tục vững bước trên hành trình hiện thực hóa khát vọng trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới để chinh phục khó khăn, tận dụng tối đa tiềm năng, nắm bắt thời cơ để tạo nên thành quả “ấn tượng” trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam NGUYỄN ĐỨC DŨNG
Diễn đàn

Quyết sách kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển

Năm 2024, trong điều kiện đối diện với không ít khó khăn, thách thức song Quảng Nam là một trong những địa phương tại khu vực miền Trung đạt mức tăng trưởng GRDP hơn 7,1%; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ghi nhận nhiều khởi sắc với tổng thu ngân sách vượt dự toán (ước đạt 26 nghìn tỷ đồng). Trong thành công chung của tỉnh có đóng góp quan trọng của HĐND tỉnh với hàng loạt quyết sách được ban hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo động lực cho sự phát triển và bảo đảm an sinh - xã hội trên địa bàn.

Đồng lòng, đồng sức bước vào kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Đồng lòng, đồng sức bước vào kỷ nguyên mới

Bước sang năm bản lề của nhiệm kỳ 2021 - 2026, có thể thấy rõ hoạt động của cơ quan dân cử ở các cấp chính quyền địa phương đã, đang khẳng định vững chắc tâm thế cơ quan đại diện của Nhân dân; góp phần tô thắm chính quyền địa phương trong lòng cử tri và Nhân dân: chính quyền đổi mới, hành động vì dân. Kỷ nguyên mới, chặng đường mới đã, đang đặt ra nhiều vận hội và thách thức, hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương cần tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả để có được sự đồng thuận của cử tri và Nhân dân.

Dự án Khu du lịch Thiên Đàng với mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng nhưng bỏ hoang suốt nhiều năm nay, gây lãng phí nguồn lực rất lớn.
Hội đồng nhân dân

Quyết liệt xử lý các dự án chậm tiến độ

Tại Kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Quảng Ngãi mới đây, nhiều đại biểu đã bày tỏ bức xúc về sự lãng phí nguồn lực đất đai tại 110 dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, được giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa triển khai, có dự án chậm thực hiện cả chục năm nay. Đồng thời, đề nghị cơ quan chức năng sớm giải quyết, nếu nhà đầu tư không còn năng lực, vẫn chây ỳ cần kiên quyết xử lý.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch
Diễn đàn

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Để thực hiện chủ trương giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, đưa văn hóa trở thành động lực quá trình phát triển, HĐND tỉnh Ninh Thuận đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành, địa phương tập trung khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện tình hình quản lý, khai thác các di sản đã được công nhận để đề xuất giải pháp tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế văn hóa cho phát triển.

Đại biểu Lê Thị Hương chất vấn về tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi
Diễn đàn

Bàn giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Thời gian qua, nhiều cử tri tỉnh Thanh Hóa bức xúc, phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ nhiều cơ sở sản xuất, hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, nhiều bãi rác quá tải đang gây ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của nhiều hộ dân sống quanh khu vực. Vấn đề này đã được các đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa đưa ra chất vấn tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII vừa qua để tìm giải pháp từng bước khắc phục.

Dứt điểm các kiến nghị có đủ cơ sở, điều kiện giải quyết
Diễn đàn

Dứt điểm các kiến nghị có đủ cơ sở, điều kiện giải quyết

UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền cơ sở tích cực thông tin, tuyên truyền; rà soát, huy động, bố trí các nguồn lực để từng bước giải quyết những kiến nghị của cử tri về đầu tư cơ sở hạ tầng; phân loại đúng thực trạng để có cơ sở tiếp tục chỉ đạo giải quyết, giám sát việc giải quyết. Đối với các kiến nghị đã có đủ cơ sở, điều kiện để giải quyết nhưng tiến độ giải quyết chậm, đề nghị giải quyết dứt điểm, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh kết quả giải quyết trước ngày 15.6.2025.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh khảo sát tại bến thủy nội địa Công ty CP Chế biến và Kinh doanh than Đông Bắc
Diễn đàn

Bảo đảm khách quan, công khai trong hoạt động giám sát

Từ đầu năm 2024 đến nay, hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh được chú trọng đổi mới, đa dạng cách thức thực hiện; đặc biệt là phát huy dân chủ, nâng cao tính công khai, minh bạch, tham gia ý kiến của người dân để đối chứng, đánh giá khách quan việc thực thi pháp luật; sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng và cơ quan dân cử cấp dưới, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội...

Chủ tọa kỳ họp kết luận nội dung chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Giải quyết thấu đáo tồn tại được chỉ ra qua chất vấn

Tại Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh Bình Thuận Khóa XI vừa qua, nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm của ngành tài chính và bảo hiểm xã hội đã nhận được sự quan tâm chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh. Qua kết quả phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tọa kỳ họp đề nghị, UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, thiết thực, hiệu quả để bảo đảm nội dung chất vấn tại kỳ họp và kết luận của Chủ tọa đối với từng vấn đề được giải quyết hiệu quả nhất.

Đại biểu Nguyễn Văn Thạnh nêu vấn đề tại phiên chất vấn
Diễn đàn

Gỡ khó chi trả lương tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế

Trước những khó khăn trong chi trả lương cho viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế thuộc tỉnh quản lý, lãnh đạo Sở Y tế Thừa Thiên Huế kiến nghị, HĐND tỉnh nghiên cứu điều chỉnh cho ngành từ 120 - 150 vị trí việc làm đang hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị sang hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị để thu hút bệnh nhân đến khám, chữa bệnh; đội ngũ y, bác sĩ có cơ hội, môi trường phát huy năng lực và yên tâm công tác.

Khắc phục tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Diễn đàn

Khắc phục tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không phải là vấn đề mới nhưng luôn là vấn đề “nóng”, thường xuyên nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri. Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách về thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND của Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cho thấy, nhiều hồ sơ tồn đọng trong cấp, đổi giấy chứng nhận QSDĐ đã được giải quyết; nhiều trường hợp khó khăn, phức tạp đã được xử lý.

Đại biểu tham gia chất vấn tại kỳ họp.
Diễn đàn

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Nhiều vấn đề “nóng” được cử tri, đại biểu quan tâm đã được các "tư lệnh" ngành làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và lộ trình khắc phục trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII mới đây. Đáng chú ý, về giải pháp nâng cao kết quả giải ngân vốn đầu tư công, lãnh đạo tỉnh cho biết, trong năm 2025, toàn tỉnh sẽ tập trung giải ngân ngay từ đầu năm, không để chậm trễ, kéo dài, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện chung, nhất là các công trình trọng điểm.

Toàn cảnh buổi giám sát.
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp, phân nhiệm trong thực hiện chính quyền đô thị

Liên Chiểu hiện là địa phương triển khai nhiều dự án lớn của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là Khu thương mại tự do theo Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội, với áp lực, khối lượng công việc lớn. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền quận cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, giải quyết rốt ráo các vấn đề đặt ra. Đẩy mạnh phân cấp, phân công, phân nhiệm, thực hiện hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như quy hoạch, giải ngân vốn đầu tư công, an sinh xã hội trên địa bàn…

Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ
Hội đồng nhân dân

Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, đại biểu đề nghị UBND tỉnh quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ của hệ thống chính trị trên địa bàn; theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành chế độ, chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ các đối tượng dôi dư sau sắp xếp.

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
Hội đồng nhân dân

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Ngày 26.12, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng chủ trì và điều hành hội thảo.