Luật Đất đai (sửa đổi)

Bảo đảm quyền lợi, tạo đồng thuận của người dân khi bị thu hồi đất

NGÔ QUYỀN - Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Lào Cai

Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ quy định về khung giá đất, việc xác định giá đất được thực hiện bằng bảng giá đất theo từng năm sẽ tạo ra sự linh hoạt trong công tác quản lý đất đai, cho sự điều hành, thậm chí điều hướng thị trường đất đai theo đúng quy luật của thị trường. Cùng với xác định giá đất sát với thị trường, Luật cũng đã quy định rõ, cụ thể hơn nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, được kỳ vọng sẽ bảo đảm quyền lợi, tạo đồng thuận của người dân khi bị thu hồi đất.

Thể chế quản lý đất đai gắn với thị trường

Xưa nay người Việt Nam thường thuộc nằm lòng câu: công thổ quốc gia; vì thế trong suốt chiều dài lịch sử cho đến trước năm 2013, việc quản lý đất đai của nước ta sử dụng các biện pháp hành chính như một công cụ quản lý chủ yếu. Luật Đất đai 2013 đã đưa nhiều biện pháp, yếu tố của kinh tế thị trường vào trong nội dung của nó. Tuy nhiên vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”, “nút thắt”, khiến cho nguồn lực từ đất đai chưa thực sự được giải phóng hoàn toàn khỏi cung cách quản lý hành chính để trở thành nguồn lực to lớn trong xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện thể chế, chính sách đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, tạo một hành lang pháp lý thông thoáng cho công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

HĐND tỉnh Lào Cai khảo sát công tác thu hồi đất tại mỏ đồng Tả Phời, thành phố Lào Cai
Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai khảo sát công tác thu hồi đất tại mỏ đồng Tả Phời, thành phố Lào Cai

Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ quy định về khung giá đất, do đó việc xác định giá đất được thực hiện bằng bảng giá đất hàng năm. Trên cơ sở các phương pháp tính giá đất được quy định trong Luật và trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hướng dẫn Luật Đất đai (sửa đổi) của Chính phủ, UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ để xây dựng bảng giá đất hàng năm trình HĐND tỉnh thông qua. Quy định này làm cho bảng giá đất hàng năm sẽ sát hơn với thị trường, bảo đảm giá đất được ban hành phù hợp với biến động của thị trường đất đai từng khu vực.

Đồng thời, quy định giá đất theo từng năm sẽ tạo ra sự linh hoạt trong công tác quản lý đất đai, cho sự điều hành, thậm chí điều hướng thị trường đất đai theo đúng quy luật của thị trường. Việc quy định bảng giá đất hàng năm cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý đất đai, nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, hướng dẫn các cơ quan cấp dưới, các địa phương cấp huyện, xã thực hiện đúng quy định về đất đai mà luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định. Mặt khác, điều này cũng yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phải kịp thời xây dựng hệ số K sát với thị trường, xin ý kiến tại kỳ họp HĐND cuối năm, để ban hành đồng thời với bảng giá đất hàng năm, tránh sự chậm trễ, bảo đảm sát đúng với thị trường, hạn chế yếu tố đầu cơ, thổi giá...

Hài hòa lợi ích người dân, nhà nước và doanh nghiệp

Tiếp nối quy định của Luật Đất đai 2013, lần này Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục quy định người dân khi bị thu hồi đất được tái định cư thì nơi ở mới phải tốt hơn, hoặc tối thiểu bằng nơi ở cũ. Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ hơn, cụ thể hơn nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nếu như trước đây, việc thực hiện thu hồi đất có thể tiến hành song song với việc tái định cư cho người dân, thì với quy đinh tại Điều 91, Luật Đất đai (sửa đổi), các trường hợp tái định cư được quy định cụ thể rõ ràng sẽ bảo đảm các điều kiện như: khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi. Theo quy định của luật, sau khi được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất... Quy định rõ ràng cụ thể, cùng với việc xác định giá đất sát với thị trường sẽ bảo đảm quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất.

Cùng với đó, Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ ràng, cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất (32 trường hợp). Việc quy định cụ thể như trong luật sẽ hạn chế tình trạng thu hồi đất tràn lan, khiến nhiều dự án chậm được khởi công, dự án treo khiến cho đất đai không được đưa vào khai thác gây lãng phí nguồn lực trong nhiều năm, như đã từng xảy ra. Cùng với đó, luật quy định rõ ràng phương thức chuyển giao đất đai trong các giao dịch dân sự. Đối với các loại đất đai đưa vào sản xuất kinh doanh, luật quy định rõ ràng trường hợp nào phải thu hồi (trong 32 trường hợp kể trên), ngoài ra phải thỏa thuận để chuyển quyền sử dụng đất. Điều này kỳ vọng sẽ bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi, người dân sẽ đồng thuận nhanh chóng hơn khi bị thu hồi đất.

Bảo đảm quyền lợi cho người dân tộc thiểu số về đất đai

Các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) đối với đồng bào dân tộc thiểu số được cụ thể rõ ràng trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, Nhà nước có chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; chính sách hỗ trợ đất đai lần đầu cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; chính sách hỗ trợ đất đai cho cá nhân là người dân tộc thiểu số đã được giao đất, cho thuê đất nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức mà thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Việc giải quyết cấp thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những người, những hộ làm nhà trên đất không phù hợp với quy hoạch, (ví dụ: làm nhà trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) cũng được kỳ vọng sẽ giải quyết số lượng lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất, có nhà trên đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tại Lào Cai hiện nay, số đồng bào dân tộc thiểu số làm nhà trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp rất lớn. Đây là thực tế, bởi họ là chủ nhân của những mảnh đất, mảnh rừng từ nhiều đời. Khi con cái lớn lên, cha mẹ chia đất ra ở riêng, họ làm nhà trên đất ruộng, đất rừng của họ một cách tự nhiên, nhưng đây chưa được quy hoạch là đất ở, chính quyền thì khó khăn, lúng túng trong việc cấp giấy tờ đất ở cho người dân. Những năm qua, tỉnh Lào Cai có nhiều chính sách đặc thù giải quyết tình trạng này, nhưng vẫn còn những vướng mắc từ Luật Đất đai, do vậy việc giải quyết khá chậm. Kỳ vọng rằng, với Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ góp phần giải quyết căn bản những vướng mắc khi cấp giấy chứng nhận đất thổ cư cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Để Luật Đất đai (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống đòi hỏi nỗ lực của cả hệ thống chính trị; trước hết, cần sửa đổi các văn bản luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất trong thực thi pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành liên quan nhanh chóng tham mưu và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để Luật được thực thi có hiệu lực, hiệu quả ngay từ khi có hiệu lực thi hành. 

Hội đồng nhân dân

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT tại TP Sầm Sơn
Chuyển động

Thanh Hóa hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân bền vững

Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) còn thấp, thiếu tính bền vững; một số cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn cả về nhân lực, trang thiết bị, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh; số tiền khám chữa bệnh BHYT không được chấp nhận quyết toán hằng năm còn nhiều... Đó là một số vấn đề được Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hóa chỉ rõ qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023; đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp khắc phục, hướng tới mục tiêu về bảo hiểm xã hội toàn dân bền vững.

Hậu Giang có tân Chủ tịch UBND và HĐND tỉnh
Hội đồng nhân dân

Hậu Giang có tân Chủ tịch UBND và HĐND tỉnh

Chiều 12.2, HĐND tỉnh Hậu Giang Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), thực hiện công tác tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh tiến hành miễn nhiệm chức vụ và bầu các chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2021- 2026

Bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong phân cấp
Diễn đàn

Bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong phân cấp

Nguyễn Thị Oanh - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đồng Nai

Về việc phân cấp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nên quy định theo hướng của Nghị quyết số 04/NQ-CP. Theo đó, UBND cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng Đề án phân cấp để quy định những vấn đề khung trình HĐND cùng cấp xem xét, thông qua; nội dung phân cấp cụ thể sẽ giao cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định, như vậy sẽ bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính như hiện nay.

Cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng
Diễn đàn

Cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Bên cạnh nhiều điểm mới, tiến bộ, có tính đột phá, cũng còn những quy định trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) sửa đổi cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Như quy định “UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng hành chính”, đồng nghĩa Chủ tịch UBND có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND. Quy định Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp, trước pháp luật; không quy định chịu trách nhiệm trước HĐND...

Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy
Diễn đàn

Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy

Tại kỳ họp bất thường lần thứ Chín sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Các luật, quy định tại kỳ họp đã, đang được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân, được sự quan tâm góp ý, đáng chú ý là Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) sửa đổi. Sau khi thông qua, đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu
Diễn đàn

Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong năm 2025 cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ Phạm Văn Hiểu cho biết, HĐND thành phố Cần Thơ sẽ đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, tiếp tục tăng cường nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển thành phố, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế để Cần Thơ từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng.

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh

Nguyễn Ngọc Thái - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Theo chương trình nghị sự, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sắp tới sẽ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); một trong những nội dung có sự sửa đổi, bổ sung là quy định về thẩm quyền của Thường trực HĐND, tạo căn cứ pháp lý để Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định kịp thời các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND.

Chương trình Tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: ĐT
Hội đồng nhân dân

Chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai với trẻ em năm 2025

Theo Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, Chương trình “Tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025 dự kiến được tổ chức sáng ngày 25.3, tại Hội trường 2/9 với chủ đề “Tạo môi trường an toàn cho trẻ em Gia Lai khi đến trường”.

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc
Diễn đàn

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc

Cùng với những cách làm hiệu quả trong thực hiện chức năng quyết định, HĐND tỉnh Bắc Giang tăng cường kết hợp giám sát, khảo sát trực tiếp và thông qua nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, giám sát bằng hình ảnh; tập trung chất vấn những nội dung các cơ quan quản lý chậm hoặc né tránh trách nhiệm. Trong TXCT, sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố đã được chấn chỉnh, phát huy hiệu quả giải quyết trực tiếp, nhanh các kiến nghị bức xúc.

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực
Diễn đàn

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành nhằm phát huy trí tuệ tập thể, các tầng lớp Nhân dân bảo đảm chính sách khi ban hành có tính khả thi, hiệu lực và đi vào cuộc sống; thực hiện kiểm soát chặt nội dung, tài liệu theo nhóm vấn đề và quy định cụ thể thời gian trình bày tóm tắt các báo cáo trình tại kỳ họp, dành thời gian thỏa đáng cho thảo luận, chất vấn…

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất và tặng quà động viên chủ doanh nghiệp, doanh nhân - đại biểu HĐND tỉnh Võ Thanh Tú và Hồ Minh Tuấn
Hội đồng nhân dân

Thăm, động viên chủ doanh nghiệp là đại biểu HĐND tỉnh đầu xuân mới

Sáng nay, 5.2  (mùng 8 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh Long An do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã đến thăm, động viên chủ doanh nghiệp là đại biểu HĐND tỉnh nhân dịp đầu xuân mới 2025.

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”
Diễn đàn

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”

Trên cơ sở ý kiến phản ánh của cử tri, nhân dân và những vấn đề vướng mắc được phát hiện qua công tác quản lý nhà nước, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương đã tổ chức 7 cuộc giám sát đột xuất, tập trung vào các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát, khảo sát thường xuyên của các cơ quan HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 6 hội nghị chất vấn, hội thảo chuyên đề về các nội dung rất thiết thực.

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân
Diễn đàn

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân

Nhìn lại năm 2024 có thể thấy, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, HĐND tỉnh Phú Yên đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, nhất là kịp thời thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý để các cấp, ngành triển khai thực hiện, phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển, tạo đồng thuận cao; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

 Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2025, để đưa thành phố bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ quyết tâm thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị thành phố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.