Quảng Bình với mục tiêu giảm nghèo bền vững

Bài 1: Tận dụng mọi lợi thế, huy động nhiều nguồn lực

Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã và đang có những cách làm hay, hiệu quả trong hỗ trợ, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững; trong đó, nhờ chú trọng lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình giảm nghèo, đồng thời huy động các nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế sẵn có để có giải pháp giảm nghèo bền vững; công tác giảm nghèo của địa phương có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: L.M
Nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: L.M

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi ở thôn Sơn Tùng có 2,4ha đất vườn ở vùng gò đồi xã Quảng Tùng (huyện Quảng Trạch). Sau nhiều năm trồng rừng, nhận thấy cây keo, bạch đàn không còn hiệu quả, đầu năm 2022, gia đình ông đã mạnh dạn phá bỏ để chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, như mít Thái, mãng cầu, xoài... cùng một số cây trồng ngắn ngày khác. Đặc biệt, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, ông Lợi đã xây dựng khu nhà màng để trồng dưa chuột, dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy mới chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhưng năm 2022, bước đầu gia đình đã có thu nhập khá từ việc bán hoa màu trồng trong nhà màng. Nhờ trồng và chăm sóc nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, các loại rau màu của gia đình đều đạt chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng, tiêu thụ nhanh.

Tương tự, nhờ chuyển đổi 5 sào ruộng lúa sang trồng các loại rau mà những năm gần đây gia đình bà Mai Thị Châm (xã Quảng Tùng) có thu nhập ổn định, đời sống được nâng lên rõ rệt; bà Châm cho biết trước đây, mỗi năm gia đình chỉ trồng được 1 vụ lúa, còn lại thì bỏ ruộng hoang, khi chuyển qua trồng các loại rau thì diện tích đất ruộng được tận dụng hết, gia đình có việc làm quanh năm, thu nhập ổn định. “Từ khi chuyển đổi qua trồng rau (diếp cá, rau má, xà lách, cải mầm…), trung bình mỗi ngày thu nhập khoảng 500.000 đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa” - bà Châm chia sẻ.

Hay như với gia đình anh Nguyễn Văn Luận - một trong những hộ nghèo vượt khó, phát triển kinh tế bền vững của xã Tân Ninh (huyện Quảng Ninh), năm 2019, anh Luận thuê đất của xã để đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng do mưa lũ nên toàn bộ trang trại bị cuốn trôi. Không nản chí, gia đình lại quyết tâm đầu tư xây dựng lại trang trại với diện tích khoảng 2ha trồng cây ăn quả, gần 1ha cây rừng và trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm… “Đến nay, gia đình đã trả hết các khoản vay, kinh tế ổn định với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 - 15 lao động theo thời vụ”, anh Luận phấn khởi.

Còn với anh Hồ Phình ở xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa), từng thuộc diện hộ nghèo, thường xuyên thiếu ăn, song, nhờ được hỗ trợ 2 con bò sinh sản và vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách để chăn nuôi nên kinh tế gia đình ngày càng được cải thiện; năm 2022, anh đã viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo để nhường nguồn hỗ trợ cho người khác.

Thực tế, để giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, mỗi địa phương ở Quảng Bình đều có những cách làm khác nhau để phù hợp với thực tiễn. Đơn cử như huyện Quảng Ninh, ngoài thiết lập xây dựng các dự án, mô hình hỗ trợ sinh kế, huyện đã trích ngân sách để phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng khó khăn, đào tạo nghề cho người lao động; đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức trồng trọt, chăn nuôi cho người nghèo, cận nghèo...

Hay như với thị xã Ba Đồn, thời gian chú trọng lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với chương trình giảm nghèo, đồng thời huy động mọi nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế của địa phương để có giải pháp giảm nghèo bền vững… Còn với Quảng Trạch, việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình như đề án giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM; đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ y tế, giáo dục, hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn... đã được huyện chú trọng. Đồng thời, huyện tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và học tập kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;…

Sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ

Với mục tiêu thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa các vùng, miền, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Quảng Bình đã triển khai hiệu quả nhiều chính sách đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước như: Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, Nghị quyết 30a giảm nghèo nhanh, bền vững…

Cùng với đó, công tác xã hội hóa nguồn lực ngày càng được quan tâm, ý thức, trách nhiệm của người dân về giảm nghèo từng bước được nâng cao. Theo đó, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao được các hộ mạnh dạn đầu tư và đem lại thu nhập ổn định như mô hình nuôi ong (huyện Minh Hóa); trồng keo (huyện Tuyên Hóa); trang trại chăn nuôi lợn, gà, vịt (huyện Bố Trạch); mô hình lúa - cá, trồng mướp đắng, bí đỏ (huyện Lệ Thủy)… Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình cũng chú trọng các giải pháp cho vay vốn tạo việc làm cho người nghèo; tập trung huy động lồng ghép các nguồn lực, trong đó nguồn vốn tín dụng ưu đãi do Ngân hàng chính sách xã hội quản lý, hỗ trợ đắc lực công tác giảm nghèo bền vững…

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,95/0,8% so với năm 2022, đạt 118,7%; hộ cận nghèo giảm 0,75/0,5% so với năm 2022, đạt 150%... Điểm nhấn nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo ở Quảng Bình thời gian qua là các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng; mức sống dân cư được cải thiện góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước; đặc biệt, đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo; xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo…

Có được kết quả này nhờ thay đổi tư duy về giảm nghèo, chuẩn nghèo ở các cấp, các ngành và mỗi địa phương, từ cán bộ cơ sở đến người dân. Cùng với đó, phương thức hỗ trợ chuyển từ cho không sang trợ giúp một phần, có đối ứng. Các địa phương cũng từng bước xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nhằm tạo điều kiện cho người nghèo sử dụng hiệu quả chiếc “cần câu”…, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh chia sẻ.

Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 15, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.