Bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân cấp huyện

Bài 1: Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

HĐND cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng quyết định và giám sát. HĐND bầu ra UBND cấp huyện nhưng trên thực tế bộ máy tham mưu, giúp việc của HĐND lại thuộc UBND, chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện. Như vậy, ảnh hưởng phần nào đến tính độc lập trong hoạt động tham mưu, giúp việc cho HĐND.

Là cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện

Thực tế, cơ quan tham mưu, giúp việc của HĐND cấp huyện tổ chức chung cùng với cơ quan tham mưu, giúp việc của UBND. Đây là quy định được kế thừa từ Nghị 172/2004/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đến nay là Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14.9.2020)

HĐND thành phố Hà Giang giám sát việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phương Thiện - ẢNH TIẾN QUÂN
Kỳ họp thứ 14 (họp chuyên đề) HĐND huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Ảnh: Công Sơn

Cơ quan tham mưu, giúp việc của HĐND cấp huyện được xác định là một nhóm công việc của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, tổ chức cùng với cơ quan tham mưu, giúp việc của UBND. Theo Nghị định số 37 (sửa đổi), Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là một cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Về cơ cấu tổ chức, Văn phòng HĐND và UBND có 1 Chánh Văn phòng và bình quân 2 Phó Chánh Văn phòng. Để tạo sự chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, Nghị định 37 (sửa đổi) quy định UBND cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp. Như vậy, trên thực tế Văn phòng HĐND và UBND có thể có từ 2 đến 3 Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng, các Phó Chánh văn phòng HĐND và UBND cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm.

Biên chế của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện thuộc biên chế của UBND cấp huyện. Văn phòng HĐND và UBND có khoảng từ 10 - 15 biên chế và nhân viên hợp đồng. Tuy nhiên, chuyên viên của Văn phòng HĐND và UBND tập trung chủ yếu vào hoạt động tham mưu, phục vụ cho UBND. Những năm gần đây, một số Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện đã bố trí bộ máy tham mưu, giúp việc và phục vụ HĐND nhưng số lượng ít (một Phó chánh Văn phòng, 1 chuyên viên).

Chưa bảo đảm công tác

Theo quy định tại Nghị định 37, ngoài những nhiệm vụ phục vụ cho HĐND, Văn phòng HĐND và UBND phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ liên quan đến việc tham mưu, phục vụ hoạt động cho UBND cùng cấp, thực hiện nhiều nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp huyện giao. Sau khi được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 108, Văn phòng HĐND và UBND được bổ sung thêm nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính.

HĐND có chức năng quyết định và giám sát, tuy nhiên, bộ máy tham mưu, giúp việc chưa bảo đảm cho công tác; ví dụ, cấp huyện có khoảng từ 30 - 35 đại biểu HĐND. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), mỗi huyện có ít nhất là 3 và tối đa là 6 đại biểu HĐND chuyên trách (Phó Chủ tịch, 2 Phó Trưởng Ban hoạt động chuyên trách, Chủ tịch HĐND, 2 Trưởng Ban có thể hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm), HĐND cấp huyện được chia thành các tổ đại biểu HĐND.

Tuy nhiên, qua theo dõi, Văn phòng HĐND và UBND thường chỉ có 1 Phó Chánh Văn phòng phụ trách theo dõi chung cả hoạt động của UBND và HĐND cấp huyện, có 2 chuyên viên tham mưu, giúp việc cho UBND và HĐND. Nhưng, Chánh hoặc Phó Chánh Văn phòng và các chuyên viên đều tập trung thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho UBND. Chỉ khi đến kỳ họp HĐND mới huy động sự tham gia của công chức, chuyên viên Văn phòng HĐND và UBND. Các hoạt động của HĐND như tiếp xúc cử tri, giám sát… đều do Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách thực hiện (nhiệm kỳ trước, Phó trưởng ban HĐND cấp huyện chưa quy định là đại biểu HĐND chuyên trách).

 Điều 6 Nghị định 37 (sửa đổi) quy định Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện làm việc theo chế độ Thủ trưởng và theo quy chế làm việc của UBND cấp huyện; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan chuyên môn theo quy định. Chánh Văn phòng có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện. Nghị định 37 không quy định trách nhiệm báo cáo công tác của Văn phòng HĐND và UBND trước Thường trực HĐND, Chủ tịch HĐND cấp huyện.

Trên thực tế, khi các địa phương ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND đã bổ sung thêm nhiệm vụ Văn phòng HĐND và UBND, ngoài những nhiệm vụ cụ thể theo Nghị định 37 (sửa đổi) thì phải thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐND, Thường trực HĐND giao và có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động với Thường trực HĐND; đây là một giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, giúp việc cho HĐND. 

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.